Ngày 30/10-1/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Tại phiên chất vấn này, các ĐBQH sẽ đặt câu hỏi để làm rõ trách nhiệm và việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ.
Trước khi bắt đầu chất vấn, Quốc hội sẽ nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội không lựa chọn danh sách "cứng" các Bộ trưởng trả lời chất vấn mà tùy vào diễn biến phiên chất vấn và các vấn đề ĐBQH quan tâm, bất cứ Bộ trưởng nào cũng có thể là người được mời trả lời chất vấn của ĐBQH.
Xem thêm>>> Cao tốc 34.000 tỷ xuống cấp: Không thể chấp nhận lý do mưa nhiều, ngập úng!
11h30: Quốc hội nghỉ. Một số câu hỏi chất vấn sẽ được trả lời vào chiều nay.
11h23: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo thêm, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Từ trước đến nay, cứ nói đến đạo đức xã hội là giao cho ngành văn hóa, xã hội. Nhưng gốc bây giờ vẫn xử lý vấn đề đó thì việc khắc phục sự xuống cấp về đạo đức xã hội càng khó.
Chính sự xuống cấp của đạo đức xã hội đòi hỏi các ngành phải vào cuộc, chứ không chỉ riêng ngành văn hóa.
Trong việc phân bổ ngân sách, kể các địa phương dành cho ngành văn hóa rất ít.
11h19: ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) tranh luận với Bộ trưởng VH,TT&DL:
Bộ trưởng bộ VH,TT&DL cho rằng, muốn phát triển văn hóa và thay đổi đạo đức xã hội cần kinh tế. “Phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng tiền không thể mua được văn hóa, không thể mua được đạo đức xã hội. Trước đây chúng ta còn nghèo, chúng ta rất khó khăn nhưng đạo đức xã hội được suy trì và văn hóa rất tốt. Bây giờ chúng ta thoát nghèo, nhưng nền tảng đạo đức xã hội đang xuống cấp một cách trầm trọng. Vậy đâu là nguyên do?
Nguyên do đầu tiên, muốn có đạo đức, nhân cách thì hình thành từ gia đình. Bố mẹ là tấm gương cho các con.
Thứ hai, đạo tạo thầy cô chính là tấm gương cho học trò. Tiên học lễ, hậu học văn, chúng ta học quá nhiều văn mà không quan tâm đến lễ, chúng ta học quá nhiều chữ, trước khi dạy các em, các cháu thành người. Đây chính là lý do sự xuống cấp đạo đức xã hội.
Kinh tế là gốc hay văn hóa tinh thần là gốc? Câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời bằng văn bản.
11h11: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn về chính sách thuế
Qua đại hội Đảng lần thứ 12, Quốc hội đã thông qua nghị quyết 25 về kế hoạch ngân sách tài chính 5 năm, trong điều kiện giảm thu ngân sách Trung ương, nên việc điều chỉnh lại các chính sách thuế là vô cùng hợp lý.
Trong các giải pháp thực hiện có giải pháp điều chỉnh bổ sung 8 điều luật Thuế…
Trong thời gian qua bám sát các chương trình hành động của Chính phủ về triển khai nghị quyết 07, tôi đang quyết liệt triển khai tổng kết các kinh nghiệm quốc tế, theo tinh thần chung đã điều chỉnh chính sách thuế, đảm bảo mở rộng cơ sở thu, bám sát khuyến nghị của IMS. Bên cạnh đó, thời gian qua có lồng ghép chính sách an sinh xã hội, ưu đãi về thuế về thu hút đầu tư rõ ràng đang có chính sách thu hút rất dàn trải…Chúng tôi sẽ tổng kết đánh giá báo cáo với Quốc hội, đồng thời mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế…
11h14: ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An)
Hỏi Bộ trưởng Công Thương: Lưu vực sông Cả có 20 nhà máy thủy điện, 1km có 3 nhà máy thủy điện, 8 nhà máy đã hoạt động, 6 dự án đang xây dựng và 6 đang quy hoạch.
187 bản có nhà máy thủy điện quy hoạch mà không có điện để dùng?
Xả lũ gây thiệt hại cho dân, bao giờ đền cho dân?
10h55: ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông):
Hỏi Bộ trưởng TN&MT vấn đề giải quyết làng nghề ô nhiễm?
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Đến nay đã nhận diện được làng nghề gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ô nhiễm này gây bức xúc nhiều trong nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải ở khu công nghiệp có những bước tiến đáng kể, còn cụm công nghiệp thì là vấn đề hết sức nan giải. Nên tỉ lệ đầu tư hạ tầng, xử lý nước thải tập trung đang đặt ra nhiều vấn đề. Việc triển khai để các làng nghề từng bước đạt quy định về pháp luật môi trường, các cơ sở này đều không đáp ứng được trang thiết bị và đầu tư cho xử lý môi trường.
Thời gian tới, Bộ sẽ tích cực thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảm bảo đến cuối nhiệm kỳ, vấn đề ô nhiễm các khu công nghiệp cũ hoặc mới đều được giải quyết.
ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An)
Hỏi Bộ trưởng VH,TT&DL về khắc phục xuống cấp đạo đức và gia đình?
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Câu hỏi rất quan trọng, rất khó, để thực hiện cần thời gian lâu dài. Hiện, sự xuống cấp đạo đức xã hội vẫn diễn ra rất phức tạp. Thời gian qua, Bộ đã ban hành nhiều văn bản để khắc phục tình trạng này. Phát huy vai trò giáo dục đạo đức của văn học, nghệ thuật, làm sao ngày càng có nhiều bộ phim, chương trình văn học nghệ thuật để tuyên truyền cái tốt, loại trừ cái xấu. Phối hợp với bộ GD&ĐT để dạy học sinh ngay từ trường học...
Để xây dựng con người, khắc phục biểu hiện xuống cấp của đạo đức lối sống thì phải làm từng bước, đương nhiên phải làm mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đề nghị toàn xã hội vào cuộc. Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề vẫn là kinh tế. Nếu để một mình ngành văn hóa loay hoay, kinh phí ít thì khó.
10h33: ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định)
Vừa qua có một số vụ việc mẹ ném con khiến dư luận đau lòng. Xin hỏi Bộ trưởng Y tế nhìn nhận về tư vấn cho người bệnh và người mang thai? Thời gian tới có cần một đề án tư vấn cho các đối tượng này? Nếu cần thì phối hợp với các bộ khác như thế nào?
ĐBQH Cao Đình Thưởng (Phú Thọ):
Bộ Công Thương lý giải về tình trạng bất thường về thuế nhập khẩu xe ô tô?
Bổ nhiệm chức danh hàm ở cơ quan Trung ương từ khóa trước đến nay đã giải quyết đến đâu?
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh:
Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng với thế giới. Hàng loạt hiệp định thương mại tự do chúng ta đang đàm phán cũng có nhiều quy định.
Vì vậy, ngoài việc mở cửa thị trường ô tô nội địa, chúng ta cũng có điều kiện tích cực tăng cường xuất khẩu mạnh những mặt hàng phát triển công nghiệp ô tô trong nước, bên cạnh đó, chính sách cũng cần có cơ chế, đảm bảo phục vụ người tiêu dùng…
Kiến nghị cử tri chưa được giải quyết, báo cáo có sai?
10h21: ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng)
Tranh luận: Sau khi Trưởng ban Dân nguyện công bố báo cáo giám sát thì cử tri Đà Nẵng có gọi ra cho tôi thắc mắc, đến nay còn 29 ý kiến của cử tri Đà Nẵng gửi các bộ, ngành. Đáng chú ý có những ý kiến đã trải qua 2 kỳ họp đến nay vẫn chưa được trả lời. Tuy nhiên, trong báo cáo nói 100% kiến nghị đã được giải quyết. Vậy, lỗi do tổng hợp hay do bộ, ngành báo cáo?
ĐBQH - Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải:
Theo quy định, về kiến nghị của cử tri, sau khi bộ, ngành trả lời sẽ gửi tới đoàn ĐBQH nơi cử tri có kiến nghị và gửi đến ban Dân nguyện. Theo số liệu chúng tôi tập hợp được và văn bản trả lời của bộ, ngành gửi tới ban Dân nguyện thì tới nay các kiến nghị của cử tri đều được trả lời. Thế nhưng, mới được trả lời còn tỷ lệ giải quyết còn rất ít. Các văn bản, kiến nghị của cử tri đều đã được hồi âm là đã nhận được và đã, đang xem xét xử lý, còn tỷ lệ giải quyết còn là vấn đề khác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Như thế là khi nhận đơn, việc thông báo đã nhận đơn và đã chuyển xem xét là một việc, còn việc đã giải quyết được kiến nghị đó hay không lại là việc khác. Nhân dân, cử tri và ĐBQH quan tâm đến tỷ lệ giải quyết chứ không phải thông báo "tôi đã nhận được đơn rồi
Ngay sau đó, ĐBQH Bá Sơn tiếp tục giơ biển tranh luận lần 2: Đoàn ĐBQH và cử tri Đà Nẵng chưa nhận được bất cứ trả lời nào về việc giải quyết kiến nghị, bộ Y tế còn 18, bộ Kế hoạch Đầu tư còn 4, bộ Nội vụ 3, bộ Ngoại giao 1, Thanh tra Chính phủ còn 3 ý kiến chưa được phúc đáp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các bộ được nêu tên sau phiên chất vấn ngày hôm nay phải chỉ đạo trả lời ngay cho cử tri Đà Nẵng thông qua đoàn ĐBQH.
ĐBQH Trần Văn Mão tranh luận:
Tranh luận lại trả lời của Tổng TTCP vì chưa thấy thỏa mãn câu trả lời. ĐBQH hỏi, bên cạnh tham nhũng vặt, lợi ích nhóm, sân sau, công ty gia đình ngày càng phát triển, làm sao để khắc phục?
Giải pháp nhà ở cho công nhân lao động
Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc đã bước qua giai đoạn khó khan nhất
ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội):
Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, Chính phủ có chính sách và giải pháp mới gì?
Dự án đại học quốc gia Hòa Lạc đến nay kết quả hạn chế? Giải pháp là gì?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đã có chủ trương từ 20 năm. Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết của Đảng, các chủ trương kết luận của Bộ Chính trị.
Hiện nay, khu công nghệ cao Láng Hòa lạc sau một thời gian gần 20 năm đầu tư rất nhỏ giọt. Từ năm 2014 – 2015 các bộ ngành và đặc biệt là UBND TP.Hà Nội đã tập trung rất nhiều để giải phóng mặt bằng. Cho đến giờ phút này, còn khoảng 200/1.500ha chưa giải phóng mặt bằng được.
Cái quan trọng nữa là chúng ta đã tìm được nguồn vốn từ vốn tài trợ ODA Nhật Bản. Tôi nói số tròn khoảng 200 triệu USD để xây dựng thảm tâm của khu này. Đến giờ phút này có 3 khu chức năng, tạm gọi như vậy, thứ nhất là khu công nghiệp cao, khu thứ hai là phát triển, nghiên cứu, khu thứ ba là khu đào tạo.
Khu công nghiệp đến nay rất là tấp nập. Hiện nay, sau hơn 2 năm chúng ta đã thu hút được 66 dự án với tổng đầu tư trên 3 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp nhưng công nghệ rất cao, có tác dụng lan tỏa công nghệ.
Khu nghiên cứu triển khai thì đang tích cực xây dựng, chúng ta đã có Nghị định, các cơ chế và chuẩn bị xúc tiến đầu tư. Bây giờ là khâu lựa chọn, không tham về số lượng mà phải là khu phát kiến ra và lan tỏa các giá trị công nghệ mới và sang tạo.
Còn khu về đào tạo, chúng ta có trường đại học FPT và một đại học như đại học Việt Pháp thì đang chuẩn bị rất tích cực. Vì là dự án ODA nên bây giờ bắt đầu triển khai.
Cho nên có thể nói bây giờ khu này đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và tiến tới tương lai sẽ làm tốt.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời:
Chính phủ đã ban hành các chỉ thị để thúc đẩy phát triển vấn đề nhà ở cho công nhân. Nếu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các yêu cầu từ chỉ thị này thì sẽ có chuyển biến tốt.
Cần bố trí đủ vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ người mua nhà vay để mua nhà ở.
Giải pháp đột phá giải quyết kiến nghị của cử tri, khiếu nại tố cáo
ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An):
Hỏi Tổng Thanh tra Chính phủ: Tình trạng tham nhũng khắc phục thế nào? Các giải pháp đột phá trong thời gian tới giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân?
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời:
Phòng chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Thời gian tới vẫn đẩy mạnh công tác này.
Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc. Thời gian tới, ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Chính phủ vẫn đẩy mạnh công tác này.
Về giải pháp, tiếp tục tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng. Cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung, thông qua luật PCTN vào kỳ họp này, khắc phục hạn chế, đặc biệt là kê khai tài sản, xử lý tài sản không giải trình được... để làm sao hạn chế thấp nhất tình hình tham nhũng.
Giải pháp đột phá trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo: TTCP đã tham mưu, đề xuất, ví dụ tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm tra để góp ý những thiếu sót trong giải quyết khiếu nại tố cáo... Giải pháp đột phá là phải làm sao tiếp và giải quyết dứt điểm các vụ việc, khiếu nại của người dân từ cơ sở.
Ô nhiễm môi trường dai dẳng nhiều năm chưa khắc phục được
ĐBQH Trần Tất Thế (Hà Nam):
Hỏi Bộ trưởng TN&MT về ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và sông Đáy từ kỳ họp thứ 3 đã chất vấn. Bộ trưởng cho biết sẽ xử lý thế nào? Có khắc phục được không? Bao giờ thì khắc phục? Bộ trưởng từng trả lời sau 5 năm sẽ khắc phục nhưng đến nay chưa khắc phục được, lý do vì sao?
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà trả lời:
Thời gian sau 5 năm mà tôi nói là có những điều kiện kèm theo. Về quan điểm xử lý môi trường các dòng sông, phải xử lý tại nguồn, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Các dòng sông này bị ô nhiễm liên quan đến nhiều tỉnh, trách nhiệm của các địa phương. Hà Nội đã có đề án tổng thể về xử lý các dòng sông như ĐB nêu nhưng cơ chế phối hợp chưa được tốt, chưa bố trí được nguồn lực, công nghệ cũng chưa tốt.
Các địa phương cần xử lý, bố trí nguồn thải. Thời gian tới, cần gắn với trách nhiệm cụ thể của các địa phương và gắn với xã hội hóa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, Bộ trưởng về rà soát lại trách nhiệm cụ thể của Bộ đến đâu, của địa phương đến đâu.
10h04: Đã có 121 ĐBQH đăng ký chất vấn?
Thu - Bích- Hường