"Bộ Tứ kim cương" chi tiền mạnh để tăng nguồn cung vaccine ngừa Covid-19

"Bộ Tứ kim cương" chi tiền mạnh để tăng nguồn cung vaccine ngừa Covid-19

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 7, 13/03/2021 13:00

"Bộ Tứ kim cương" Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia sẽ bắt tay nhau để cùng hỗ trợ kinh phí giúp đẩy mạnh năng lực sản xuất vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu.

Thông tin trên Zing, thỏa thuận hợp tác được công bố hôm 12/3 trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo nhóm "Bộ Tứ". Mục tiêu là giải quyết tình trạng thiếu vaccine trầm trọng ở Đông Nam Á, từ đó tăng cường nguồn cung trên toàn thế giới, theo New York Times.

Theo đó các quan chức cho biết thỏa thuận tài chính sẽ giúp xây dựng năng lực sản xuất và cung cấp thêm hàng tỷ liều vacvine vào năm 2022 để hỗ trợ nhu cầu thế giới.

Mỹ bị Trung Quốc, Nga và Ấn Độ bỏ xa trong cuộc đua sử dụng vaccine ngừa Covid-19 như một công cụ ngoại giao. Đồng thời, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng bị cáo buộc "tích trữ vaccine", trong khi nhiều quốc gia không thể tiếp cận nguồn cung.

Sự kiện - 'Bộ Tứ kim cương' chi tiền mạnh để tăng nguồn cung vaccine ngừa Covid-19

Tối 12/3, lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến

Nhấn mạnh rằng người Mỹ phải được ưu tiên, ông Biden cho đến nay chưa đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào về việc cung cấp vaccine do Mỹ sản xuất.

"Nếu chúng tôi dư ra, chúng tôi sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới", ông Biden nói vào đầu tuần này. "Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng người Mỹ được chăm sóc đầu tiên, nhưng chúng tôi sau đó sẽ cố giúp đỡ phần còn lại của thế giới".

Trung Quốc và Ấn Độ đang dựa vào "ngoại giao vaccine" để tranh thủ tình cảm của các nước láng giềng. Ngoài ra, hơn 50 quốc gia từ Mỹ Latin đến châu Á đã đặt hàng 1,2 tỷ liều vaccine Sputnik V của Nga.

Hoạt động của nhóm “Bộ Tứ kim cương”, chính thức là Đối thoại An ninh bốn bên, bao gồm các cuộc tập trận trong khu vực, đã mở rộng kể từ năm 2017, nhưng các nguyên thủ quốc gia của "Bộ Tứ" chưa bao giờ tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Các nhà phân tích cho rằng cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 12/3 phản ánh những lo ngại về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sự gắn kết xung quanh ý tưởng rằng cần hợp tác để đối phó, báo Tiền Phong dẫn nguồn NPR.

Hà Lan (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.