Bỏ túi ngay 9 bước khám thai quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bỏ túi ngay 9 bước khám thai quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Chủ nhật, 18/08/2019 07:00

Khám thai là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng giúp mẹ theo dõi, chăm sóc thai nhi đúng cách cũng như kịp thời phát hiện ra các bất thường, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nên khám thai khi nào, khám những gì. Bài viết dưới đây các bác sỹ chuyên khoa sản tại Phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ bật mí cho mẹ bầu 9 bước khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Cần biết - Bỏ túi ngay 9 bước khám thai quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bước 1: Hỏi thăm tình trạng tổng quan

Bước đầu tiên trong 9 bước khám thai không thể bỏ qua đó là đưa ra những câu hỏi. Nhiều mẹ bầu thường nghĩ rằng bước này là không cần thiết, nhưng thực tế hỏi sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt được những thông tin cơ bản từ thai phụ. Từ đó đưa ra những chẩn đoán ban đầu và quyết định các xét nghiệm cần thiết cho thai phụ.

Những câu hỏi sẽ được thay đổi dựa theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong suốt hành trình mang thai có 3 giai đoạn quan trọng đó là mang thai 3 tháng đầu, mang thai 3 tháng giữa và mang thai 3 tháng cuối.

+ Tại giai đoạn mang thai 3 tháng đầu: Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cơ bản của mẹ như họ tên, tuổi, nghề nghiệm hiện tại, các dấu hiệu nhận biết mang thai, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật cũng như các loại thuốc đa và đang sử dụng gần nhất,...

+ Tại giai đoạn mang thai 3 tháng giữa: Thai phụ sẽ được các bác sĩ hỏi về hiện tượng thai máy, những thay đổi trong cơ thể như cân nặng, những dấu hiệu bất thường,..

+ Tại giai đoạn mang thai 3 tháng cuối: Giai đoạn này bác sĩ sẽ hỏi về những chuyển động của thai nhi và thể trạng của thai phụ,...

Bước 2: Thăm khám toàn thân

Bước thứ 2 trong 9 bước khám thai đó là thăm khám toàn thân, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, huyết áp và nhịp tim ở mẹ bầu. Trong bước này, bác sĩ sẽ xem xét tình hình cân nặng của bạn có dấu hiệu bất thường không như, tăng cân quá nhanh hay tăng cân quá chậm, từ đó tư vấn chế độ ăn uống để thai phụ có một cân nặng hợp lý cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bước 3: Khám sản khoa

Trong 9 bước thăm khám thì bước khám sản khoa là bước khám quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Tại bước này, bác sĩ có thể chẩn đoán, nắm bắt được thông tin cần thiết từ cả mẹ và bé. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra bụng mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp đập tim thai,...

Ngoài ra khi khám sản khoa các bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có, từ đó phương pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.  

Bước 4: Xét nghiệm thai nhi

Các xét nghiệm thai phụ cần thực hiện trong lần khám thai gồm: xét nghiệm thử protein niệu, đường máu,...Trong đó 3 thời điểm quan trọng đó là thai nhi 11 – 14 tuần, 22 – 23 tuần và 31 – 32 tuần giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi về nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh nếu có. 

Bước 5: Tiêm hoặc tư vấn tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chính vì thế khi mang thai nữ giới sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân cũng như thai nhi. Việc tiêm phòng như thế nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bước 6: Cung cấp các loại thuốc bổ cần thiết cho cơ thể

Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu nên bổ sung các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, acid folic,...Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà nhu cầu của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên thông thường mẹ bầu sẽ có nhu cầu bổ sung sắt từ 30 – 60mg sắt/ngày, canxi từ 1500 – 2000 mg/ngày (đối với thai phụ mang thai từ tuần 20 trở đi), acid folic khoảng 400 – 600 mcg/ngày.

Cần biết - Bỏ túi ngay 9 bước khám thai quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh (Hình 2).

Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén

Trong bước khám thai này mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách để chăm sóc, vệ sinh để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chẳng hạn như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày (nên sử dụng nước ấm và khăn khô để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng).
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Vệ sinh tuyến vú tốt nhất.
  • Chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Sử dụng trang phục phù hợp, thoải mái.
  • Hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Bước 8: Cập nhật thông tin vào phiếu hay bảng quản lý thai kỳ

Đây là một trong 9 bước khám thai cần thiết và quan trọng giúp bác sĩ nắm bắt, theo dõi tình trạng sức khỏe, quá trình phát triển của mẹ bầu và thai nhi qua từng giai đoạn. Đồng thời lên kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho ngày sinh sắp tới, cũng như xử lý kịp thời khi có vấn đề bất thường xảy ra.

Bước 9: Thông báo kết quả khám và hẹn lịch khám lại

Sau khi đã hoàn tất các bước thăm khám ở trên, bước cuối cùng bác sĩ sẽ thông báo kết quả thăm khám, tình hình hiện tại của thai phụ và thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Ngược lại nếu mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lại để thai phụ có thể chủ động sắp xếp và tới khám trong thời gian sắp tới.

Trên đây là quy trình 9 bước khám thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ. Nếu còn có thắc mắc gì hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề sức khỏe sinh sản, mọi người có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại đến đường dây nóng: 03.56.56.52.52 để được tư vấn chi tiết và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.