Bộ Y tế phản hồi ý kiến về "ban hành thông tư về giá khám - chữa bệnh chưa sát thực tế"

Bộ Y tế phản hồi ý kiến về "ban hành thông tư về giá khám - chữa bệnh chưa sát thực tế"

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 6, 29/06/2018 15:09

Phía bộ Y tế đã có những trao đổi thẳng thắn trước thông tin cho rằng, bộ Y tế chưa tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp và có những điểm chưa được trong Thông tư 15.

image

Bộ Y tế lên tiếng về Thông tư 15 điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Trước những kiến nghị của BHXH Việt Nam cho rằng, Thông tư 15 của bộ Y tế sẽ chưa thể khắc phục được tình trạng kê thêm giường bệnh không kiểm soát, tăng chỉ định vào điều trị nội trú, kéo dài ngày điều trị, chỉ định rộng rãi, quá mức cần thiết các dịch vụ kỹ thuật để tăng nguồn thu dẫn đến gia tăng chi phí khám, chữa bệnh như năm 2016, 2017 vừa qua; cũng như 2 nội dung đã góp ý về định mức kinh tế kỹ thuật của các dịch vụ y tế và việc thanh toán chi phí giường bệnh nhưng chưa được bộ Y tế tiếp thu ý kiến tại Thông tư số 15, sáng 29/6, trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng vụ Kế hoạch Tài Chính, bộ Y tế đã có những trao đổi cụ thể về việc này.

Về ý kiến cho rằng, định mức kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) để tính giá chưa sát với thực tế, chủ yếu được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát của các bệnh viện tuyến trên..., theo ông Liên, số liệu chỉ căn cứ vào tuyến Trung ương là chưa chính xác.

Bởi lẽ, các định mức KT-KT đã được khảo sát, xây dựng, thẩm định và ban hành để tính giá tại Thông tư 37 và điều chỉnh một số giá tại Thông tư 15 dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại khoảng 30 bệnh viện, tổng hợp báo cáo của 4 bệnh viện hạng đặc biệt, 56 bệnh viện hạng I, 140 bệnh viện hạng II, hơn 250 bệnh viện hạng III.

“Trong mỗi hạng bệnh viện có hàng trăm bệnh viện, luật BHYT quy định Liên bộ Y tế - Tài chính ban hành giá thống nhất theo hạng bệnh viện nên sẽ có bệnh viện có thực tế sử dụng thấp hơn hoặc cao hơn định mức bình quân chung”, ông Liên nhấn mạnh.

Bộ Y tế phản hồi ý kiến về 'ban hành thông tư về giá khám - chữa bệnh chưa sát thực tế'

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng vụ Kế Hoạch Tài chính (bộ Y tế).

 

Về ý kiến cho rằng, cơ quan BHXH thanh toán theo thực tế sử dụng trong trường hợp cơ sở KCB thực hiện không hết định mức (tức là thanh toán theo phương thức thực thanh, thực chi), ông Liên cũng chỉ ra, việc đề nghị thanh toán này chưa phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT: “Cơ sở thanh toán: Chi phí dịch vụ kỹ thuật y tế được tính theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư y tế được tính theo giá mua vào nhưng không vượt quá giá trúng thầu; chi phí về máu, chế phẩm máu thanh toán theo giá quy định của bộ Y tế”.

Mặt khác, hiện nay chúng ta đang đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, giảm dần thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán theo định suất, theo trường hợp bệnh để khuyến khích cơ sở y tế áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện các giải pháp để giảm chi phí; do đó việc thanh toán theo thực thanh, thực chi sẽ đi ngược việc đổi mới phương thức thanh toán.

Về ý kiến cho rằng hầu hết các bệnh viện đều có cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ… ông Liên cho hay, thực tế thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp trên 550 bệnh viện tuyến huyện. Gần 200 bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện đã huy động vốn, vay vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng khang trang, chỉ còn một số ít bệnh viện huyện chưa được đầu tư; kết quả đánh giá sự hài lòng của người bệnh cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng về cơ sở vật chất bệnh viện ngày càng tăng.

“Việc điều chỉnh giá lần này sẽ góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh có bị ảnh hưởng là giảm nguồn thu dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết.

Bộ Y tế sẽ có chỉ đạo các Bệnh viện tăng cường tiết kiệm chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đối với các chi phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị nếu nguồn thu không bảo đảm thì đơn vị được ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên phần đồng chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT”, ông Liên chia sẻ.

 

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.