Bồi thường thiệt hại xong mới được đặc xá: Hết tư duy “hy sinh đời bố củng cố đời con”?

Bồi thường thiệt hại xong mới được đặc xá: Hết tư duy “hy sinh đời bố củng cố đời con”?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 4, 17/01/2018 07:48

Thực tế, việc thu hồi tài sản tham nhũng không được là bao. Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, tội phạm tham nhũng sẵn sàng “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đặc xá đưa điều kiện, người bị kết án tù về tội phạm tham nhũng phải bồi thường thiệt hại mới được đề nghị đặc xá, nhận được nhiều sự ủng hộ.

Xã hội - Bồi thường thiệt hại xong mới được đặc xá: Hết tư duy “hy sinh đời bố củng cố đời con”?

ĐBQH Hoàng Văn Hùng ủng hộ việc đưa điều kiện về chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền để đề nghị xem xét đặc xá. Ảnh: Quochoi.vn.

Theo dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đặc xá vừa được bộ Công an đưa ra lấy ý kiến người dân, người bị kết án tù về tội Tham nhũng phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, nộp đủ án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác mới được đề nghị đặc xá. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này hướng tới mục tiêu thi hành triệt để các vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản thất thoát.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Hoàng Văn Hùng, Ủy viên ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, ở các vụ án tham nhũng, nguyên tắc phải thu hồi được về kinh tế, lấy lại khoản tiền đã bị tham nhũng. Lấy đi thì phải trả lại, đó là vấn đề ưu tiên ở các vụ án này. Nếu lấy đi mà chưa trả lại thì không nên xem xét đặc xá.

“Trong các vụ án này, hình phạt kinh tế là hình phạt bổ sung bao gồm tiền tòa tuyên phạt và khoản tiền khắc phục thiệt hại. Theo tôi, dự thảo luật sửa đổi đưa việc thực hiện hình phạt bổ sung xong mới xem xét vào diện đặc xá là hợp tình, hợp lý.

Việc xem xét đặc xá cho các phạm nhân là chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước nhưng nếu chưa chấp hành hình phạt bổ sung thì chưa thể gọi là chấp hành tốt được bởi đây là một phần của bản án tòa tuyên, là hình phạt bổ sung mà các phạm nhân phải thực hiện”, ĐBQH Hoàng Văn Hùng nói.

Vị Ủy viên ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu thực tế, việc thu hồi tài sản tham nhũng không được là bao. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng tội phạm tham nhũng sẵn sàng “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Người phạm tội thì chỉ bị xử lý về hành vi thôi, còn tài sản thì không thu hồi được do đã bị tẩu tán, chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thân, con cháu thế hệ sau dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước. “Với những điểm mới của dự thảo luật Đặc xá sửa đổi, tôi tin sẽ giải quyết được câu chuyện này”, ông Hùng nêu quan điểm.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ năm 2017 cho thấy, về tội danh Tham nhũng tăng 57% số vụ, có 8 bị cáo bị tuyên án tử hình, chung thân, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016. Các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỷ đồng, 77.057mđất, đã thu hồi 329 triệu đồng, 314.000 USD và 3.700m2 đất (thu hồi tiền đạt 22%, đất đạt 4,8%).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.