Bội ước sau khi giao cấu với 'vợ tương lai'

Bội ước sau khi giao cấu với 'vợ tương lai'

Thứ 2, 23/09/2013 08:41

Trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi là khách thể đặc biệt được pháp luật hình sự bảo vệ, do đó hành vi giao cấu “dẫn đến nạn nhân có thai” của nam thanh niên thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng.

Năm 15 tuổi, con gái tôi có quan hệ tình cảm với một thanh niên 25 tuổi cùng xóm dẫn đến có thai. Biết chuyện, gia đình nhà trai đã đến thăm hỏi, động viên cháu cố gắng giữ sức khoẻ để sinh nở, đợi đến khi đủ 18 tuổi sẽ tổ chức đám cưới theo đúng phong tục, tập quán. Đến nay con gái tôi sinh nở đã được gần 2 năm, nhưng nhà trai bất ngờ chối bỏ trách nhiệm, không chịu thừa nhận cháu bé. Xin luật sư cho biết, cậu thanh niên ấy có phải chịu trách nhiệm gì không? Gia đình họ có phải chịu trách nhiệm lo cho mẹ con của con gái tôi không?, Phan Thị Hải (Thanh Hoá)
Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời:
Trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi là khách thể đặc biệt được pháp luật hình sự bảo vệ, do đó hành vi giao cấu “dẫn đến nạn nhân có thai” của nam thanh niên thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng với khung hình phạt tù được quy định tại Khoản 2, Điều 115, Bộ Luật hình sự 2009 là từ 3 đến 10 năm.

Luật sư - Bội ước sau khi giao cấu với 'vợ tương lai'

Ảnh minh họa

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2004, thì đối với tội danh này, nạn nhân không cần phải làm đơn tố cáo hành vi phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng xác minh, làm rõ nếu có việc phạm tội sẽ khởi tố vụ án theo luật định. Gia đình bạn vẫn có thể làm đơn tố cáo nam thanh niên này ra cơ quan công an để phục vụ cho việc xác minh, điều tra, khởi tố. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (thời gian để nạn nhân tố cáo kẻ phạm tội) đối với tội này là 15 năm căn cứ theo Mục c, Khoản 2, Điều 23, Bộ Luật hình sự 2009.
Tuy nhiên vì hai người đã có quan hệ tình cảm, lại có con chung nên việc xử lý hình sự người cha không hẳn đã là giải pháp tốt cho gia đình nhỏ và đặc biệt đối với đứa trẻ nên gia đình bạn nên cân nhắc, thận trọng khi đưa ra quyết định.
Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu gia đình họ không thừa nhận đứa trẻ, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định bạn có quyền yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa “xác định cha cho con” kèm theo yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng, theo quy định tại Điều 50, Điều 66, Luật Hôn nhân và Gia đình:
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này”.
Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sẽ được tòa án xác định dựa trên nhu cầu thiết yếu của đứa trẻ và thu nhập của người cha.
Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

Theo Giadinh.net.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.