Bolivia dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ vì Snowden

Bolivia dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ vì Snowden

Thứ 6, 05/07/2013 16:29

Tổng thống Bolivia đe dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ khi chuyên cơ của ông bị các quốc gia châu Âu "cấm cửa" vì nghi ngờ có mặt Edward Snowden trên máy bay.

Ngày hôm qua (4/7), Tổng thống Bolivia đã đe dọa sẽ đóng cửa Đại sứ quán Mỹ khi máy bay của ông cùng với các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ Latinh bị chuyển hướng bay vào không phận bốn nước châu Âu vì nghi ngờ có Edward Snowden trên máy bay.

Tổng thống Evo Morales cảnh báo: "nếu cần thiết, sẽ nghiên cứu đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Bolivia. Chúng tôi không cần một đại sứ quán Mỹ ở Bolivia. Chúng tôi có nhân phẩm, chủ quyền. Không có nước Mỹ, chúng tôi sẽ có một nền chính trị dân chủ hơn, tốt hơn."

Tổng thống Morales đã trở về nhà vào chiều Thứ Tư (4/7) sau chuyến bay dài bị hoãn lại tại Vienna (Áo). Ông cho biết rằng máy bay của ông đã bị chuyển hướng và bị cấm bay qua bốn quốc gia châu Âu (Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha). Điều này đã gây phẫn nộ cho các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh.

Việc đổi hướng bay hy hữu này bắt nguồn từ việc tổng thống Bolivia tuyên bố tại Matxcova rằng ông sẵn sàng cân nhắc đơn xin tị nạn của Snowden, người đang tìm kiếm sự tôn nghiêm ở một số quốc gia châu Mỹ La tinh hòng trốn tránh tội làm gián điệp Mỹ.

Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina, Tổng thống Rafael Correa của Ecuador, Tổng thống Jose Mujica của Uruguay và Tổng thống Desi Bouterse của Suriname đã có chuyến bay đến trung tâm thành phố Cochabamba để hội đàm với ông Morales về vụ việc này.

Tiêu điểm - Bolivia dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ vì Snowden

Tại một cuộc biểu tình trước cuộc họp, ông Maduro cho biết vào hôm thứ Ba, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã lệnh cho Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha từ chối quyền bay của máy bay tổng thống Morales. "Bộ trưởng của một trong những nước châu Âu nói với chúng tôi qua điện thoại rằng, họ lấy làm tiếc và đã rất ngạc nhiên, nhưng những người ra lệnh cho các cơ quan hàng không ở đất nước này... là CIA," ông nói.

Tổng thống Argentina, ông Kirchner kêu gọi chính phủ các nước châu Âu phải công khai xin lỗi vì đã "vi phạm pháp luật". Nhưng ông Morales đã nói trước đó rằng chỉ xin lỗi là không đủ.

Tổng thống Rafael Correa của Ecuador cho biết các nhà lãnh đạo sẽ "đưa ra quyết định và cho họ biết rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận sự sỉ nhục đối với bất kỳ nước Mỹ Latin nào."Họ nghĩ rằng họ có thể tấn công, phá hoại luật pháp quốc tế." "Nếu điều này xảy ra với một người đứng đầu một nước ở châu Âu, nếu điều này xảy ra với tổng thống Mỹ thì có lẽ, đó sẽ là một Belli casus - một hình thức chiến tranh", ông nói. Ông Correa đã kêu gọi một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh lớn hơn, bao gồm tập hợp các nhà lãnh đạo của Liên đoàn các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), nhưng Tổng thống Brazil, Colombia, Chile và Peru đã không có mặt, mặc dù họ cũng lên án vụ việc.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos lên tiếng ủng hộ ông Morales nhưng lại đăng một lời cảnh báo trái ngược trên Twitter: "đang chuyển hóa thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữaMỹ Latinh và EU (Liên minh châu Âu)."

Chính phủ Bolivia đã nộp đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc và cũng có một kế hoạch khác gửi đến Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Nga đứng về phía các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh lên án Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong khi tổng thống Maduro của Venezuela cho biết chính phủ của ông sẽ xem xét lại mối quan hệ với Madrid.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.