Bóng cười bị cấm cửa tại các tụ điểm vui chơi, giải trí

Bóng cười bị cấm cửa tại các tụ điểm vui chơi, giải trí

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 5, 30/05/2019 09:12

Bộ Y tế nhất trí với đề nghị của UBND TP. Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O có trong bóng cười với mục đích vui chơi giải trí.

Trước những tác hại do việc người dân tự ý sử dụng khí N2O như một chất kích thích có thể dẫn đến tử vong, Bộ Y tế nhất trí với đề nghị của UBND Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí vì khí này làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh, theo Zing.vn.

Tin nhanh - Bóng cười bị cấm cửa tại các tụ điểm vui chơi, giải trí

Ngày 29/5, trong văn bản phúc đáp công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND TP Hà Nội gửi Bộ Y tế vào tháng 10/2018, Bộ Y tế đã có khuyến cáo tác hại khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu hành khí N2O. Theo đó, Bộ Y tế đã nhất trí với đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí… theo báo Lao Động.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND TP.Hà Nội tiếp tục chỉ đạo công tác truyền thông về tác hại của khí N2O với sức khỏe con người, đặc biệt khí này làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh

Theo Bộ Y tế, khí N2O thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, được phép mua bán sản xuất với mục đích công nghiệp, không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sử dụng cho người. Bộ Y tế cũng chưa tiếp nhận hồ sơ thuốc, trang thiết bị y tế có thành phần khí N2O.

Tại công văn trên, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định việc người dân tự ý sử dụng khí N2O như một chất kích thích có thể dẫn đến tử vong.

Tin nhanh - Bóng cười bị cấm cửa tại các tụ điểm vui chơi, giải trí (Hình 2).

Cũng theo Zing.vn, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay trung tâm thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì bóng cười. Bác sĩ Nguyên giải thích bóng cười thực chất là những trái bóng được bơm khí N2O. Sau khi hít khí này, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. “Khí cười là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Với tính chất nguy hiểm (gây tổn thương thần kinh, gây liệt, rối loạn cảm giác, đồng thời có thể gây thiếu máu, ức chế tủy xương và một loạt tác động khác lên cơ thể, thậm chí khả năng sinh sản cũng bị giảm), chuyên gia khuyến cáo các bạn trẻ không sử dụng các khí này.

“Lạm dụng khí cười sẽ phụ thuộc và nghiện, khi thiếu khí cười dễ bị trầm cảm. Do đó, không nên giải trí bằng bóng cười”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

T.D (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.