Bóng đá Việt Nam: Khi Tổng cục…đá bóng

Bóng đá Việt Nam: Khi Tổng cục…đá bóng

Thứ 4, 27/02/2013 16:24

Đầu xuân, đón nhận tin Tổng cục TDTT giao mục tiêu vô địch SEA Games 27 (2013) cho đội tuyển U23 Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Bất ngờ vì cách giao chỉ tiêu này cũng giống như SEA Games 16 năm 1993 từng có chỉ tiêu cố tìm một trận thắng và nếu vào bán kết thì càng tốt nhưng không ai chịu tìm hiểu đội tuyển năm ấy có gì và được đầu tư như thế nào.

Thường trực VFF khi nhận chỉ tiêu đấy từ Tổng cục TDTT tất nhiên không ai dám cãi vì hiểu câu “áo mặc sao qua khỏi đầu”, nhưng sau đó ra khỏi “hội nghị” thì ai cũng chặc lưỡi bực bội khi Tổng cục bây giờ cũng học đá bóng và giao chỉ tiêu bóng đá sau một trận được sướng mắt sướng tai của U23 Việt Nam trước UAE trên sân Mỹ Đình.

Đến giờ nhiều người đặt ra câu hỏi Tổng cục TDTT dựa vào đâu mà đưa ra chỉ tiêu cao như thế sau một trận vòng loại Asian Cup đá bằng đội hình U23? Bên cạnh đó cũng có câu hỏi không biết Tổng cục TDTT có nghiên cứu tình hình bóng đá trẻ của các quốc gia họ đầu tư thế nào, ra sao mà lại đưa ra chỉ tiêu quá nặng như thế.

Cũng có ý kiến nói rằng chỉ tiêu không tốn tiền đóng thuế nên cứ đưa ra để các cầu thủ trẻ phấn đấu. Tuy nhiên, chỉ tiêu khi đưa ra quá cao sẽ là con dao hai lưỡi, nhất là sẽ tạo ra áp lực vô cùng lớn đối với những người tham gia đội tuyển. Điều mà tại các kỳ SEA Games gần đây với những thành phần U23 rất mạnh nhưng bóng đá Việt Nam đều bị căng cứng và khó khăn trong những trận cầu quyết định khiến mất ngôi vô địch.

Thực tế phải thừa nhận đội U23 Việt Nam mới được thành lập đã cho thấy một tiềm năng nhất định và có những đặc tính tốt của một đội tuyển trẻ vừa khát khao vừa đầy cống hiến. Tuy nhiên, đấy là một đội bóng còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm, đặc biệt nơi những cầu thủ trẻ mới lần đầu lên tuyển và họ cần được động viên lẫn tích lũy về nhiều mặt.

Bóng đá Quốc tế - Bóng đá Việt Nam: Khi Tổng cục…đá bóng
Việc giao chỉ tiêu vô địch có quá sức với U23 VN?

Việc đặt chỉ tiêu vô địch SEA Games 27 vào cuối năm nay của Tổng cục TDTT đa phần được hiểu là một cách thể hiện để cho thấy việc can thiệp của Tổng cục TDTT trong thời gian gần đây là đúng. Điều này đặc biệt liên quan đến việc cử đội U23 tham dự các giải dành cho đội tuyển để làm đà trượt cho SEA Games. Tất nhiên đó chỉ là bề nổi liên quan đến việc chỉ đạo của “cấp trên” VFF. Phần còn lại cho một chức vô địch SEA Games mà bóng đá Việt Nam mong mỏi đã 54 năm qua cần phải lệ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó điều rất quan trọng là đánh giá đúng mình và đúng các sự chuẩn bị của các đối thủ.

Trước khi đánh giá đúng mình, xin được liệt kê đến sự chuẩn bị của các đối thủ trong đó kỹ nhất là chủ nhà Myanmar. Một đội bóng đã từng gây bất ngờ và để lại nỗi đau cho bóng đá Việt Nam ở SEA Games 26 (2011). Thời điểm đấy họ đá bằng đội hình U21 là chính và điều này đồng nghĩa với việc SEA Games 27 trên sân nhà Myanmar có thể chơi với thành phần đã có kinh nghiệm lớn ở SEA Games 26 trong đó có một trận hòa và một trận thắng đội Việt Nam. Đấy cũng là đội được tạo điều kiện đi tập huấn ở châu Âu dưới thời HLV người Thụy Điển HLV Stefan Hansson và mục tiêu trẻ hóa nhắm đến SEA Games 27 của Myanmar đã được thực hiện theo lộ trình dài từ cách đây 4 năm chứ không phải SEA Games nào “xào” SEA Games đấy như ở ta.

Tương tự Thái Lan là đội bóng thất bại nặng nề sau những kỳ SEA Games gần đây đã có những thay đổi tích cực trong đó có lứa cầu thủ của học viện Arsenal IMG tại Bangkok mới giải thể và đưa về các CLB sau đó được quy tụ lại ở lứa tuổi U23.

Malaysia cũng cho thấy sự ổn định của lứa trẻ và cấp đội tuyển với kế hoạch phát triển toàn diện của mình mà những chức vô địch AFF Cup lẫn SEA Games của họ đã khẳng định sự phát triển đúng hướng của mình… Đấy cũng là đội được thường xuyên đi thi đấu tập huấn ở châu Âu lẫn được đá giải S-League (theo kế hoạch trao đổi đội tuyển trẻ đá giải quốc gia giữa Malaysia và Singapore).

Với những sự quan tâm và đầu tư như thế của các đối thủ rõ ràng việc U23 Việt Nam mới làm, mới tập trung và cũng mới có trận ra mắt nhưng đã được ấn chỉ tiêu vô địch là quá hấp tấp và không có cơ sở theo cách nói “biết người biết ta”.

Chưa thấy phản hồi chính thức nào từ phía VFF, nhưng tôi tin chắc chắn VFF cũng không tán đồng với kiểu giao chỉ tiêu như thế này khi nhìn vào thực tế U23 của mình và của các quốc gia trong khu vực.

Theo tôi chỉ tiêu vào bán kết là hợp lý và cũng không tạo ra áp lực quá lớn cho các cầu thủ trẻ của chúng ta vốn khát khao nhưng cũng còn non kém nhiều kinh nghiệm.

Theo Khám phá

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.