‘Bông hồng thép’ trong biệt đội săn lùng tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ

‘Bông hồng thép’ trong biệt đội săn lùng tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ

Chủ nhật, 30/07/2017 06:29

Để trấn áp tội phạm tình dục và phá vỡ sự im lặng xung quanh các vụ hãm hiếp ở Ấn Độ, các biệt đội nữ cảnh sát được thành lập ở nơi đây và gây tiếng vang.

Những cô gái đầyuy lực

Trên những con phố Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan ở Tây Bắc Ấn Độ, dường như hầu hết phụ nữ đều ngại ngần phải ra đường một mình, đặc biệt vào khi tối muộn hay đêm về, bởi một nỗi lo thường trực là tội phạm hiếp dâm.

Trong bối cảnh này, các nữ cảnh sát lại cùng nhau xuống phố. Không ngại nắng mưa và cũng không đi kèm với đồng nghiệp nam, họ hăng hái lùng sục khắp các khu dân cư khả nghi có tội phạm hiếp dâm hoặc theo nguồn tin nhận được. Những bóng hồng này chính là những nữ cảnh sát trong biệt đội chuyên săn lùng những kẻ hiếp dâm được thành lập hồi tháng Năm.

Trên những chiếc xe mô tô nhỏ gọn, với quân phục và dụng cụ hỗ trợ sẵn sàng, họ đi khắp các ngõ ngách và khi bắt gặp tội phạm hiếp dâm, hay đối tượng khả nghi là họ nhanh chóng xử lý một cách chuyên nghiệp.

Cứ nơi nào “yêu râu xanh” hoạt động mạnh, ở đó có bóng dáng các nữ cảnh sát. Bến xe buýt, khuôn viên trường đại học, công viên, nhà ga hay thậm chí những đoạn đường vắng... Nơi nào mà phụ nữ Ấn Độ e ngại đến nhất, ở đó có các nữ cảnh sát.

Hồ sơ - ‘Bông hồng thép’ trong biệt đội săn lùng tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ

Để trấn áp tội phạm tình dục và phá vỡ sự im lặng xung quanh các vụ hãm hiếp ở Ấn Độ, các biệt đội nữ cảnh sát được thành lập ở nơi đây và gây tiếng vang.

Dù mới thử nghiệm hoạt động được hai tháng, song biệt đội nữ này đã mang về thành tích đáng nể, đó là tình trạng quấy rối ở các điểm nóng đã giảm đáng kể. Đặc biệt, những bóng hồng này đã tạo nên uy lực khiến đàn ông cũng phải nể sợ. "Đây là chuyện tốt.

Mọi đàn ông sẽ phải sợ khi thấy những nữ cảnh sát này. Nếu một người phạm pháp và bị trừng phạt, những kẻ khác sẽ biết sợ khi định làm chuyện xấu. Đó là lý do tôi nghĩ rằng ý tưởng này rất tuyệt vời", Ram Lal Gujar, một nam công dân trong thành phố nhận xét về biệt đội cảnh sát đặc biệt này.

Để có thể chiến đấu với tội phạm, các nữ cảnh sát được đào tạo kỹ lưỡng về pháp luật cũng như võ thuật tổng hợp. Họ cũng được thực nghiệm trước khi ra hoạt động thực tế.

Dẫu vậy, ngăn chặn loại tội phạm này là công việc nhiều thách thức và nguy hiểm ngay cả với các nam cảnh sát. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, các nữ cảnh sát đã phải nỗ lực rất lớn. Những bóng hồng đã chứng minh họ không thua kém gì đàn ông, điều mà dường như còn xa lạ với nhiều phụ nữ Ấn Độ.

Đơn vị nữ cảnh sát ở Jaipur là đơn vị thứ hai ở bang Rajasthan. Đơn vị thứ nhất được thành lập ở Udaipur vào tháng Mười năm ngoái. Sau vụ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động thế giới ở New Delhi năm 2012, những đơn vị Cảnh sát nữ được thành lập ở nhiều nơi trên Ấn Độ bởi nhiều nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp chỉ tới đồn cảnh sát nếu biết phụ nữ làm việc ở đó. Vì lẽ đó, các đơn vị cảnh sát nữ đang giúp cải tổ mạnh mẽ lực lượng cảnh sát đa số là nam ở vùng Tây Bắc Ấn Độ.

Phụ nữ Ấn Độ có thể gặp nhiều phiền phức và nguy hiểm ở nơi công cộng, từ những lời trêu chọc thô lỗ đến việc bị người lạ đi theo để tấn công, hoặc hãm hiếp. Theo số liệu thống kê, có gần 40.000 vụ cưỡng hiếp ở đây được báo cáo hằng năm.

Nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều vì nạn nhân lo sợ khi phải đi báo cảnh sát. Bởi vậy, việc tập trung dẹp bỏ vấn nạn này luôn là điều mà giới chức trách Ấn Độ quyết tâm thực hiện.

"Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm là chúng tôi không khoan nhượng trước tội ác với phụ nữ", nữ cảnh sát Kamal Shekhawat, người đứng đầu biệt đội nữ cảnh sát chống tội phạm hiếp dâm ở Jaipur chia sẻ.

Niềm tin công lý được thực thi

Ngoài việc săn lùng tội phạm tình dục, một nhiệm vụ quan trọng khác của biệt đội cảnh sát nữ đặc biệt này là kêu gọi các nạn nhân tố giác sự việc. Ở công viên Jaipur, cảnh sát Saroj Chodhuary thường xuyên đi xe đến đây để tiếp cận các nhóm phụ nữ và giới thiệu công việc của đội mình. "Bạn chỉ cần gọi điện thoại hoặc thậm chí nhắn tin trên Whats app và chúng tôi sẽ có mặt ngay", cô chia sẻ với nhóm phụ nữ.

"Bạn sẽ không bị tiết lộ danh tính, vì vậy bạn có thể nộp đơn khiếu nại. Nếu ai đó làm phiền bạn, hãy cho chúng tôi biết. Đừng làm ngơ trước những sự việc này”, nữ cảnh sát Saroj Chodhuary giới thiệu. Trước những lời chia sẻ chân tình, những phụ nữ ở công viên tỏ ra rất vui mừng và nhẹ nhõm, đặc biệt khi họ biết chỉ cần một cú điện thoại là được giúp đỡ.

Radha Jhabua, một người mẹ 24 tuổi, cho biết cô muốn trình báo về người hàng xóm thường xuyên theo dõi và có ý định xấu với cô, nhưng chồng cô sợ rằng việc nói ra sẽ gây tiếng xấu cho gia đình. Vì thế nên khi biết có dịch vụ nhắn tin tố giác tội phạm, cô vui mừng chia sẻ: "Tôi vui mừng khi chúng tôi có thể gửi tin nhắn qua Whats app và cảnh sát sẽ đến xử lý kẻ xấu”.

Seema Sahu, bà mẹ 38 tuổi, nói bà thường ngại cùng các con gái ra đường vào buổi tối nhưng giờ đây bà bớt lo hơn mỗi khi con có việc ra đường. "Tôi rất vui vì những nữ cảnh sát này thường đi tuần trên đường bởi sự hiện diện của họ mang lại cho chúng tôi sự tự tin", người phụ nữ cho biết.

Sự xấu hổ vì bị hãm hiếp ăn sâu trong lòng phụ nữ ở Ấn Độ cũng như nỗi sợ hãi bị trả thù khiến nhiều nạn nhân không dám tố cáo kẻ phạm tội và cuối cùng những tên "yêu râu xanh" không bị trừng phạt. Sự ra đời của đội cảnh sát nữ được hy vọng là sẽ góp phần giúp nhiều phụ nữ ở Jaipur cũng như các nơi khác ở Ấn Độ mạnh dạn báo cáo về những kẻ lạm dụng họ. "Nữ cảnh sát sẽ thông cảm hơn, các nạn nhân cũng cảm thấy tự tin hơn và có thể giao tiếp cởi mở”, cảnh sát Saroj Chodhuary chia sẻ.

Xem thêm >> Mục tiêu bất ngờ Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc ở vụ phóng tên lửa

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.