Sau những “trận chiến” ép ăn của mẹ, tớ thấy thế nào?
Mỗi bữa ăn là một trận chiến không cân sức giữa mẹ và tớ. Tất nhiên tớ thua cuộc rồi vì mẹ rất cứng rắn và thay đổi chiến thuật liên tục, cháo và sữa vẫn vào miệng tớ. Mẹ đã quá tập trung vào việc nhồi nhét tớ ăn và vui mừng khi thắng cuộc mà bỏ qua những đau khổ mà tớ phải gánh chịu.
Thay vì hứng thú với ăn uống như “con nhà người ta”, tớ rất sợ ăn. Cứ nhìn thấy đồ ăn là tớ lại nghĩ đến những lời hăm dọa của mẹ, những lần bị lừa lọc và đút thô bạo. Đối với tớ, ăn không phải là thưởng thức hương vị của các món ăn mà là tra tấn.
Tớ bị mất cảm giác ngon miệng. Tớ thấy đồ ăn chả có hương vị gì cả bởi đồ ăn cứ chui tọt vào miệng tớ trong sự sợ hãi hoặc vô thức. Chưa kể, thi thoảng tớ mải chơi cứ ngậm trong miệng, hay vào những hôm đi ăn rong, tô cháo được bê cả tiếng ngoài đường nên bụi bặm, cháo rữa ra, trông kinh lắm.
Vì ăn như một cái máy nên tớ bị mất khả năng nhai. Dù đã 2 tuổi nhưng tớ chả biết nhai là gì vì với tớ ăn chỉ là há và nuốt mà thôi.
Tớ không thể chủ động như các bạn nhỏ khác. Tớ xem ăn là chuyện của mẹ, mẹ muốn cho tớ ăn thì phải cho tớ một cái gì đó, không có quà tớ sẽ không há miệng, không nuốt cháo.
Tớ không có thời gian đâu mà chơi bời, vì cả ngày việc ăn chiếm đến gần 6 tiếng, ngủ 14 tiếng, ị tè 1 tiếng, tớ chỉ còn 3 tiếng để chơi và khám phá thế giới xung quanh. Trong khi cái tớ cần nhất và quan trọng nhất ở giai đoạn này là được chơi, được khám phá để phát triển qua các giác quan.
Mẹ cứ nghĩ phải ép tớ ăn càng nhiều càng tốt bằng mọi cách mà không biết rằng tớ đang có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống. Nguy hiểm hơn, tớ thường xuyên bị lồng ruột do nhu động ruột thường xuyên phải làm việc.
Tớ thấy sắp bị tăng động đến nơi, không ngoan hiền như “con nhà người ta”. Tớ phát điên lên mỗi khi bị ép ăn, suốt ngày khóc lóc, ăn vạ, đập phá đồ chơi.
Một tháng 30 ngày phải nghe những lời dọa dẫm, càm ràm của mẹ, hình như tớ bị trầm cảm rồi. Dù chưa trông thấy hình thù “con ngáo ộp” như thế nào nhưng đầu óc tớ luôn bị nó ám ảnh, thậm chí cả trong từng giấc ngủ.
Tớ bị mất khả năng quản lý ăn uống và cơ thể: tớ chả biết tớ muốn ăn gì, cần ăn gì và thích ăn gì. Bình thường các bạn khác thiếu chất gì sẽ thèm ăn các món có chất đó. Nhưng tớ thì không, hình như tớ chả biết đói là gì nữa.
À, vì biếng ăn, gây thiếu chất, hệ miễn dịch của tớ bị suy giảm. Cho nên chỉ cần thời tiết chuyển mùa hay nắng mưa thất thường là lại ốm vặt, ho hắng, sổ mũi... Khi đó mẹ lại nhồi nhét cho mình “một đống” thuốc kháng sinh, nên biếng ăn lại hoàn biếng ăn thôi à.
Giờ đây tớ nghĩ không biết khi bức tâm thư này được gửi tới mẹ, mẹ nghe tớ than vãn thế này thì những ngày sau đó mẹ có tiếp tục ép tớ ăn không?
Mẹ yêu quý của Bon, nếu mẹ đọc được những dòng than vãn này của Bon và không muốn con bị như thế nữa, hy vọng mẹ sẽ ngừng ép con ăn và tìm ra những giải pháp mới để cải thiện tình trạng biếng ăn của con một cách khoa học, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất mẹ nhé.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ có con biếng ăn
Không chỉ mẹ Bon, còn không ít những ông bố bà mẹ khác đang phạm phải những sai lầm trên khi chăm con khiến con hình thành "tâm lý ám ảnh" với những bữa ăn. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bé có một khẩu phần ăn khác nhau, bố mẹ đừng nên lấy bữa ăn của những đứa trẻ khác để làm “thước đo” chuẩn đối với bữa ăn của bé nhà mình.
Nếu cân nặng của bé quá thấp còi mẹ mới phải lo lắng và thay đổi thực đơn cho trẻ. Nếu bé chỉ hơi gầy chút ít mà vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường, bố mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Dù trong hoàn cảnh nào, dù xuất phát từ nguyên nhân gì, bạn cũng không nên ép buộc trẻ ăn khi trẻ không muốn. Nên tôn trọng sở thích ăn uống và quyết định của trẻ.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là mẹ chủ quan với chứng biếng ăn của trẻ. Bởi biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ thiếu chất, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm để kháng và dễ bị bệnh. Để cải thiện tình trạng biếng ăn, mẹ nên bắt đầu từ việc thay đổi thực đơn mỗi ngày để bữa ăn của trẻ phong phú, đa dạng hơn, và dành thêm một chút thời gian để bày biện món ăn trông hấp dẫn, bắt mắt hơn để kích thích hứng thú ăn uống của trẻ.
Khi đã áp dụng bao nhiêu cách chăm trẻ biếng ăn mà bé vẫn lười ăn, mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của selen, kẽm, các vitamin nhóm B nhé. Những vi chất này sẽ giúp kích thích sự thèm ăn tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Cách mẹ có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng trên thông qua thức ăn, hoặc bổ sung cho trẻ bằng các sản phẩm bổ sung có chứa kẽm, selen, lysine, FOS, vitamin nhóm B… Các thành phần này đều “hội tụ” đầy đủ trong cốm si vinh NutriBaby.
NutriBaby là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sự kết hợp hoàn hảo giữa nhóm kháng thể tự nhiên Hoàng Kỳ - Diếp Cá – Hoài Sơn và nhóm axit amin, khoáng chất như Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine… giúp trẻ ăn ngon tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng đồng thời kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Nếu mẹ đang gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình nuôi con nhỏ như: Rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, còi cọc, chậm hấp thu, trẻ hay ốm vặt… hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn giải pháp phù hợp cho từng bé. BẠN MUỐN ĐẶT MUA NUTRIBABY?BẤM VÀO ĐÂY! Để được giao hàng tận nơi và thanh toán ngay tại nhà. FREESHIP toàn quốc với com bo 3 hộp.
Thu Loan