Buýt nhanh BRT có mập mờ trong việc công khai giá?

Buýt nhanh BRT có mập mờ trong việc công khai giá?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 4, 08/03/2017 17:42

Những ngày qua, dư luận tranh cãi về tổng mức đầu tư 35 chiếc xe buýt nhanh BRT là 55 triệu USD tương đương trên 1.100 tỷ đồng bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Dư luận cho rằng, giá xe buýt mà Hà Nội mua phục vụ cho tuyến buýt nhanh BRT cao hơn nhiều giá xe có cùng chiều dài và công suất máy bán ngoài thị trường tới cả tỷ đồng mỗi chiếc. Việc mua số xe buýt trên đã được thực hiện qua hai cuộc đấu thầu chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Điều này có nghĩa, sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ra hai quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đoàn xe BRT và Công ty cổ phần Thiên Thành An - THACO là bên thắng cuộc trước thương hiệu xe Volvo Thụy Điển.

Hợp phần xe buýt nhanh BRT là một phần của Dự án cải tạo đô thị Hà Nội. Đây là dự án đầu tư bằng nguồn ODA vay từ Ngân hàng Thế giới (WB). Trong đó, hợp phần BRT có tổng mức đầu tư là 53,6 triệu USD. Tổng dự toán cập nhật đến thời điểm hiện tại là 41,6 triệu USD. Thực hiện hợp phần buýt nhanh BRT, Hà Nội chia nhỏ thành nhiều gói thầu để đầu tư.

Xe++ - Buýt nhanh BRT có mập mờ trong việc công khai giá?

 Xe buýt nhanh BRT tại bến xe Yên Nghĩa. 

Chẳng hạn như gói thầu: Xây dựng tòa nhà văn phòng và trạm trung chuyển bến xe Kim Mã; xây dựng Trạm đầu cuối và ga depot tại bến xe Yên Nghĩa; mua sắm và lắp đặt thiết bị khu bảo dưỡng, sửa chữa trong bến xe Yên Nghĩa; xây dựng và lắp đặt cầu vượt cho người đi bộ, trong đó có tám cầu xây mới, cải tạo hai cầu hiện có; xây dựng đường và 21 nhà chờ xe buýt BRT dọc tuyến; gia cường cầu vượt tại nút Láng Hạ - Thái Hà; mua sắm và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến đường BRT; mua sắm đoàn xe BRT gồm 35 chiếc. Đến nay hầu hết các gói thầu của hợp phần buýt nhanh BRT đều đã hoàn thành, chỉ còn gói thầu thẻ điện tử là chưa thực hiện xong.

Được biết, đoàn xe buýt nhanh BRT 35 chiếc của Hà Nội được thiết kế sử dụng động cơ Hino công nghệ Nhật Bản có tiêu chuẩn khí thải Euro III, hộp số tự động 6 cấp ZF cùng với hệ thống cầu trước, cầu sau với cơ cấu phanh đĩa cung cấp bởi Tập đoàn ZF (Đức), hệ thống treo khí nén kết hợp hệ thống điều khiển nâng hạ sàn tự động của Tập đoàn Bosch (Đức)... Xe có chiều dài 12,3 m (dài nhất trong số các xe buýt hiện nay của Hà Nội, tương đương chiều dài các xe chở khách 47 chỗ hiện nay), có sàn xe đồng mức với sàn nhà chờ trên đường. Dù sức chở của xe được đăng ký là 90 người, nhưng thực tế trên xe chỉ lắp 25 ghế nhựa cứng, còn lại là chỗ đứng. Đó là những thông tin đã được công khai, tuy nhiên nhiều người cho rằng, việc công khai giá thành đầu tư đoàn xe buýt 35 chiếc cho dự án vẫn còn mập mờ không rõ ràng.

Liên quan tới những vần đề này, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội cho biết: “Những thông tin về giá thành đầu tư tuyến buýt nhanh BRT tôi không nắm được. Đây là những vấn đề thể hiện ở số liệu ở hồ sơ kỹ thuật cụ thể, tôi chỉ tiếp nhận vận hành nên không nắm rõ về những vấn đề trên”.

Cũng theo ông Vũ Hà - nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội (việc mua sắm đoàn xe BRT diễn ra trong thời kỳ ông Hà làm Giám đốc) cho rằng, trước khi chuyển sang đơn vị khác, đã bàn giao toàn bộ hồ sơ cho người kế nhiệm là ông Hoàng Tuấn nên mọi thông tin trên đều do ông Tuấn phụ trách.

Ông Vũ Hà khẳng định, hiện Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển Giao thông Đô thị Hà Nội đã nắm được thông tin và sẽ có báo cáo giải trình về sự việc. Việc mua đoàn xe buýt này công khai, minh bạch và sẵn sàng cùng Ban Quản lý báo cáo, giải trình chi tiết việc mua số xe trên.

(còn tiếp)

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.