Cả bản kéo nhau đi xem gà trống nhảy ổ đẻ trứng “vàng”

Cả bản kéo nhau đi xem gà trống nhảy ổ đẻ trứng “vàng”

Phạm Xuân Chinh

Phạm Xuân Chinh

Chủ nhật, 21/01/2018 18:27

Thời gian gần đây, người dân địa phương do hiếu kỳ đã kéo đến nhà ông Nguyễn Xuân Triều, trú tại bản Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An để xem gà trống... đẻ trứng.

Ông Triều cho hay, vào một buổi trưa cách đây gần một tuần, khi gia đình đang ăn cơm thì nghe tiếng bầy gà tục tác, xao động ngoài chuồng. Con gái ông Triều liền chạy ra xem thì thấy một con gà trống của gia đình vừa nhảy ổ, đẻ ra 2 quả trứng.

Xã hội - Cả bản kéo nhau đi xem gà trống nhảy ổ đẻ trứng “vàng”

Con gà trống đẻ trứng của gia đình ông Triều.

Theo quan sát, 2 quả trứng này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với trứng gà mái của gia đình (khoảng 2cm), có màu vàng đục và hình thoi. Chú gà trống này được gia đình ông Triều nuôi khoảng gần 3 năm nay và không có biểu hiện gì khác thường.

Biết tin gà trống của gia đình ông Triều bỗng đẻ trứng, rất nhiều người dân trong bản Bãi Ổi do hiếu kỳ kéo tới xem, xin sờ vào để lấy may mắn. Một số người đòi mua lại, nhưng gia đình quyết không bán mà bảo quản trong tủ lạnh.

Xã hội - Cả bản kéo nhau đi xem gà trống nhảy ổ đẻ trứng “vàng” (Hình 2).

2 quả trứng (nhỏ bên phải) do con gà trống gia đình ông Triều đẻ ra.

Theo quan niệm của đồng bào miền núi, việc gà trống đẻ trứng là điềm lành, nó báo hiệu một năm may mắn, mùa màng bội thu cho chủ nhân.

Theo giải thích của các nhà khoa học, hiện tượng gà trống đẻ trứng, gà mái gáy, cá rô phi đơn tính đực đẻ đều gặp trong thực tế. Không kể trường hợp can thiệp của con người (giải phẫu, cấy ghép) thì ở những loài động vật đó không thể có cá thể đực nào đẻ được. Nếu đẻ được trứng thì chúng phải có buồng trứng, có quá trình giảm phân tạo trứng nên chúng phải là con cái (về kiểu gen), con cái này lại khoác bên ngoài những đặc điểm sinh dục thứ cấp (kiểu hình bên ngoài) của con đực. Nguyên nhân phổ biến là do những con cái này từ lúc còn non đã bị rối loạn nội tiết làm tiết ra nhiều hooc môn sinh dục đực (testosteron) hoặc được cho ăn, bị tiêm hoocmon đó (trường hợp cá rô phi) nên chúng có đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp bên ngoài của con đực mà bản chất là con cái.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.