Trước đó, báo Người Đưa Tin đã đưa, bắt đầu từ ngày 6 – 9/9/2016, các lồng cá của người dân địa phương tại khu vực đảo Ngọc, xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) bị chết hàng loạt. Các loại cá bị “khai tử” gồm: Vược, vú, giò, hồng đỏ…
Theo thống kê sơ bộ, có 21 hộ dân bị ảnh hưởng, với tổng số cá chết khoảng gần 50 tấn, ước tính thiệt hại gần 8 tỷ đồng.
Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường, chính quyền địa phương xã Nghi Sơn đã làm báo cáo gửi các cơ quan chức năng đề nghị xác định nguyên nhân.
Người dân vớt cá bị chết từ các lồng, bè tập trung lại để chờ xử lý.
Hiện tượng này, sau đó cũng xuất hiện tại xã Tĩnh Hải (Tĩnh Gia).
Ngay sau khi nhận được thông tin hiện tượng cá chết hàng loạt ở 2 xã (Nghi Sơn và Tĩnh Hải) của huyện Tĩnh Gia, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phối hợp với UBND huyện Tĩnh Gia, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các đơn vị có liên quan kiểm tra thực tế tại khu vực xảy ra hiện tượng cá chết.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa: Sở TN-MT đã tiến hành lấy mẫu nước biển tại khu vực cá lồng bị chết, khu vực cảng của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và nước biển gần bờ để tiến hành phân tích. Kết quả cho thấy: Mẫu nước lấy tại khu vực các lồng bị chết (xã Nghi Sơn) phát hiện có loài tảo Hairoi – Creratium furca nở hoa, gây thủy triều đỏ, với mật độ khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển; mẫu nước lấy tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Creratium furca cũng chiếm ưu thế, với khoảng 500.000 tế bào/1 lít nước biển.
Mới đây, ngày 10/9, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình cá chết bất thường tại vùng ven biển 2 xã này.
Theo báo cáo của UBND tỉnh