Cà Mau lấy ý kiến đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính qua điện thoại

Cà Mau lấy ý kiến đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính qua điện thoại

Hữu Việt Tâm

Hữu Việt Tâm

Thứ 5, 18/03/2021 15:31

Kể từ 15/3, tỉnh Cà Mau sẽ thực hiện quy trình “4 tại chỗ” và lấy ý kiến người dân qua điện thoại di động khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

UBND tỉnh Cà Mau vừa phát hành thông cáo báo chí về việc áp dụng một số giải pháp mới, nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. 

Theo đó, kể từ 15/3, tỉnh Cà Mau sẽ thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính gồm: Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh (gọi tắt là quy trình “4 tại chỗ”) đối với 79 thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Kế hoạch và Đầu tư.

Qua đó, thời gian giải quyết được rút ngắn đáng kể. Cụ thể, thời gian giải quyết theo quy định là 3 ngày làm việc, khi thực hiện quy trình “4 tại chỗ” chỉ còn 1 ngày làm việc.

Đặc biệt, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai lấy ý kiến đánh giá của người dân qua điện thoại di động, nhằm đảm bảo tính khách quan và thuận tiện cho người dân khi thực hiện.

Sự kiện - Cà Mau lấy ý kiến đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính qua điện thoại

Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau.

Theo đó, sau khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp, tổng đài sẽ tự động gửi tin nhắn đến người dân. Do đó, nội dung đánh giá, thông tin của người đánh giá sẽ được bảo mật.

Cũng theo UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay việc lấy ý kiến đánh giá của người dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua thiết bị điện tử, bố trí tại bộ phận một cửa các cấp; đánh giá trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia và Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Tuy nhiên, 2 phương thức đánh giá nêu trên có một số khó khăn, hạn chế như: Việc đánh giá bằng thiết bị điện tử chưa bảo đảm tính khách quan, vì người dân thực hiện việc đánh giá thường có tâm lý “ái ngại” khi công chức biết được nội dung đánh giá, thông tin cá nhân của người đánh giá. Do đó, đa số người dân sẽ chọn mức đánh giá “hài lòng”.

Mặc khác, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh còn rất thấp nên việc đánh giá bằng phương thức này rất ít được sử dụng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.