Cà phê phân voi chưa có mặt trên thị trường Việt Nam

Cà phê phân voi chưa có mặt trên thị trường Việt Nam

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Theo những người có thâm niên kinh doanh cà phê thì tại Việt Nam hiện chỉ có sản phẩm cà phê chồn là đắt nhất. Cà phê phân voi hiện chưa có thông tin chính thức ở Việt Nam

Trao đổi với nhiều chuyên gia cà phê tại TP.HCM, họ đều khẳng định hiện nay, chưa có bất cứ thông tin nào về loại cà phê phân voi trên. Thị trường cà phê trong nước ở thời điểm hiện tại chỉ tồn tại loại cà phê chồn là được đánh giá cao hơn cả. Hiện cà phê chồn chỉ có giá 500-600 USD/kg, tương đương 30 USD/tách.

Xã hội - Cà phê phân voi chưa có mặt trên thị trường Việt Nam

Cà phê được quảng cáo sản xuất từ phân voi

Theo ghi nhận của PV tại các công ty kinh doanh cà phê trong nước, ở thời điểm hiện tại cũng chưa có thông tin về loại cà phê phân voi như nhiều người khẳng định. Theo đó, tiếp xúc, ghi nhận trên khắp các quán cà phê trên địa bàn TP.HCM, PV cũng không có được thông tin về loại cà phê siêu đắt trên. Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh cà phê trên các tuyến đường 3/2, Lê Hồng Phong, Cách Mạng Tháng Tám… thẳng thắn khẳng định: "Đến cà phê chồn còn không bán nổi huống gì cà phê phân voi giá cắt cổ".

Hiện tại các công ty, tập đoàn kinh doanh cà phê trong nước, vẫn đang tiếp tục nhắm vào các mặt hàng chính như: Cà phê Arabica, Robusta, cao cấp hơn là cà phê chồn. Đề cập đến giả thuyết có thể đưa công nghệ chế biến loại cà phê được đánh giá là ngon nhất, đắt nhất hành tinh vào sản xuất tại Việt Nam, nhiều người khẳng định là rất khó. Theo thường lệ, những công ty, tổ chức khác nhau khi tạo ra những công nghệ riêng, độc đáo luôn được giữ bí mật, đăng ký độc quyền.

Ông Phạm Văn Thanh, chuyên gia kinh tế tại TP.HCM cho biết, việc tổ chức hay cá nhân tại nước ta có thể sản xuất thành công cà phê phân voi trong thời gian rất ngắn sau khi tập đoàn Anantara vừa công bố thành công là điều khó xảy ra. Cũng theo các nhà kinh doanh có thâm niên trong lĩnh vực cà phê, việc sản xuất xuất cà phê từ phân động vật như cà phê chồn nổi tiếng toàn cầu phải được tiến hành trên những sản phẩm cà phê có chất lượng cao. Theo đó, phải tạo ra diện tích trồng cà phê chất lượng cao để làm nguyên liệu chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Hơn thế, mỗi loại cà phê có quy trình sản xuất và công thức chế biến riêng nếu không muốn nói là bí mật.

Thông tin về vấn đề trên, một đại diện của Công ty Cổ phần quốc tế Bách Hợp (BHC), nhà cung cấp các loại cà phê nhập khẩu hàng đầu Việt Nam cho biết: "Hiện tại, các mặt hàng cà phê nổi tiếng trên thế giới luôn có trong danh mục bán hàng của công ty. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa có thông tin về loại cà phê nêu trên". Cùng quan điểm trên, ghi nhận tại Công ty cà phê Trung Nguyên, PV được biết hiện nay, sản phẩm cà phê cao cấp nhất của công ty là cà phê chồn. Một nhân viên tại công ty khẳng định: "Tại công ty không có loại cà phê phân voi".

Thêm vào đó, thông tin từ tập đoàn Anantara thì loại cà phê đặc biệt trên chưa được xuất khẩu bán đại trà ra thế giới mà chỉ bó hẹp tại một số tỉnh nhất định trên đất Thái. Do đó, khả năng thị trường thế giới có cà phê Black Ivory là rất ít, nếu có cũng chỉ là hàng giả hàng nhái.

Theo đó, có thể khẳng định, việc tin đồn về loại cà phê siêu đắt và được một số cá nhân ca tụng như một thức uống đẳng cấp, có tác dụng cải thiện sức khỏe rao bán là những sản phẩm cà phê giả.

Khó tiêu thụ vì giá quá cao

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cà phê phân voi được biết đến với tên gọi Black Ivory có giá thành quá cao. Với giá thành vào khoảng 1.100 USD/kg, tương đương với 50 USD/tách sẽ rất khó tiêu thụ trong thị trường đang có nhiều biến động. Hơn thế, việc bỏ ra hơn 1 triệu đồng để uống một tách cà phê với mục đích giải trí được đánh giá có tỉ lệ rất thấp.

Hà Nguyễn


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.