Bài viết này có đoạn: "Về nguyên thủy thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá. Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: Trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp. Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương. Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hữu hiệu".
Cà phê Trung Nguyên được người tiêu dùng đánh giá cao trong hơn 15 năm qua
Chưa dừng ở đó, bài viết còn cho rằng, Trung Nguyên đã trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương? Bài viết còn dẫn chứng: "Lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê Trung Nguyên nói riêng và tất cả cơ sở cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác. Uống cà phê, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê".
Ngày 15/5, trao đổi với PV Người đưa tin qua điện thoại, một nhân viên của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho biết, những thông tin trên hoàn toàn bịa đặt với ý đồ xấu.
Theo đó, trong bản tuyên bố của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên mới đây khẳng định, bài viết nói xấu chất lượng cà phê Trung Nguyên vì mục đích cạnh tranh bất chính, vô đạo đức. Bài viết trên là một trong nhiều hành động có toan tính của những đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên, nhằm hạ thấp uy tín thương hiệu của cà phê Trung Nguyên.
Phía Trung Nguyên cũng khẳng định, mọi sản phẩm cà phê Trung Nguyên đều đã được kiểm định và chứng nhận an toàn về chất lượng bởi các cơ quan có thẩm quyền có liên quan trong lĩnh vực y tế, chất lượng thực phẩm tại Việt Nam. Trung Nguyên kiên quyết đả phá những hàng vi mang tính chất phá hoại khiến cho không chỉ Trung Nguyên mà cả ngành cà phê Việt mất đi hình ảnh và lợi thế.
Khánh Duy