"Sự xuất hiện của cá sư tử với số lượng lớn và mật độ dày đặc có thể là thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà biển Đại Tây Dương phải đối mặt", CNN dẫn lời Graham Maddocks, chủ tịch và là người sáng lập Tổ chức Hỗ trợ Đại dương, cho biết.
Cá sư tử là loài sinh vật biển sống ở vùng biển nhiệt đới nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có độc, sinh sản nhanh và không bị động vật săn mồi nào tấn công. Với khả năng ăn hung hăng bất kỳ thứ gì, cá sư tử có thể phá hủy đến 90 % một rạn san hô.
Loài cá sư tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt và de dọa hệ sinh thái đa dạng của Đại Tây Dương. Ảnh: Wiki Commons
Loài cá này có thể đẻ khoảng từ 30.000 - 40.000 trứng trong một vài ngày, một con cá phát triển khả năng sinh sản khi được khoảng một tuổi.
Nhà sinh thái học James Morris thuộc Trung tâm Khoa học Đại dương Quốc gia cho biết cá sư tử có thể tạo ra một sự thay đổi lớn với sự đa dạng sinh học của Đại Tây Dương bởi loài cá này được đánh giá là những "kẻ săn mồi" cấp cao có số lượng đông đảo nhất ở một số rạn san hô thuộc Đại Tây Dương.
Cũng theo Maddocks, để bắt được cá sư tử một cách ăn toàn và hiệu quả, các nhà sinh vật học cần kiểm soát được hành vi của chúng và sử dụng hệ thống định vị GPS với công nghệ cao nhất để phục vụ cho các máy quay camera và con người có thể sóng sót khi đi xuống độ sâu đại dương mà loài cá này sinh sống.
Người dân sống quanh khu vực biển tham gia vào nỗ lực bắt cá sư tử bằng cách tổ chức các cuộc thi câu cá để bắt được cá sư tử nhiều nhất có thể. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa chắc có thể ngăn chặn triệt để được số lượng cá sư tử hay không.
Theo Vnexpress