"Cá voi xanh" - Trào lưu kinh hoàng khiến nhiều người tự sát

"Cá voi xanh" - Trào lưu kinh hoàng khiến nhiều người tự sát

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 4, 09/05/2018 18:38

"Cá voi xanh" là một trò chơi gồm một loạt các thử thách đặt ra cho người chơi, đa phần là thanh thiếu niên, với thách thức cuối là tự sát. Vậy trào lưu này có từ đâu và tại sao nó khiến thanh thiếu niên sẵn sàng tự kết liễu cuộc sống của chính mình?

Trào lưu nguy hiểm, bệnh hoạn

"Cá voi xanh" không phải trào lưu mới mẻ. Nó được cho là xuất hiện ở Nga cách đây 3 năm và có độ lan tỏa rộng trên mạng xã hội. Từ khóa “cá voi xanh” lần đầu xuất hiện trên một bài báo của tờ Novaya Gazeta (Nga) trong đó mô tả rằng những nhóm có tên “F57” trên mạng xã hội Vkontakte của Nga có liên quan tới những vụ tự sát của 130 trẻ em.

Một làn sóng khủng hoảng đã xuất hiện ở Nga sau bài báo trên. Có những người chỉ trích bài báo vì cho rằng số liệu này chỉ do tác giả tự tính toán và chưa ai chứng minh được sự liên hệ giữa trò chơi này và các vụ tự tử.

'Cá voi xanh' - Trào lưu kinh hoàng khiến nhiều người tự sát

"Cá voi xanh" là một trò chơi, một trào lưu nguy hiểm, đặc biệt đối với thanh thiếu niên.

Mặc dù vậy, truyền thông và chính quyền một số nước đã lên tiếng cảnh báo về trò chơi nguy hiểm này. Nhưng nó được cho là vẫn ngầm phát triển trên mạng xã hội ở nhiều quốc gia.

Trong trò chơi này, người tham gia phải thực hiện một chuỗi các thử thách trong vòng 50 ngày liên tiếp. Ban đầu, người chơi được yêu cầu thực hiện những thách thức tương đối dễ dàng, như thức dậy vào 4 giờ 20p sáng và xem những đoạn video, hình ảnh ghê rợn, hay vẽ hình cá voi xanh lên một tờ giấy và chụp ảnh lại nộp cho một nhân vật quản lý ở trong trò chơi.

Tới mức độ cao hơn, trò chơi yêu cầu những thanh thiếu niên tự làm tổn thương bản thân bằng những đường rạch bằng dao trên cơ thể, hay chọc vào tay bằng những cây kim, ngồi đung đưa chân trên mái nhà...

Cuối cùng, ở thử thách thứ 50, người chơi phải tự sát bằng cách này hay cách khác để hoàn thành trò chơi.

Ở thử thách cuối, khi người chơi phải tự sát, cũng giống như việc cá voi xanh lao lên bờ biển để tự kết thúc cuộc sống của mình. Khi bắt đầu trò chơi, những người chơi phải đi tìm “cá voi xanh” – những kẻ đứng sau trò chơi nguy hiểm chết người này.

Nguồn gốc cái tên “cá voi xanh” cho tới nay vẫn chưa được giải thích rõ. Một số báo cáo cho rằng nó bắt nguồn từ tên một bài hát rock tiếng Nga. Những câu đầu tiên của bài hát viết: “Why scream/ When no one hears/ What we’re talking about?” (Tạm dịch: Tại sao lại gào thét/ Khi không có ai lắng nghe cả? Chúng ta đang nói về điều gì vậy?), đồng thời bài hát miêu tả một “con cá voi xanh khổng lồ” không thể vượt qua những tấm lưới.

Vì sao “cá voi xanh” đáng sợ

Tại sao trò chơi này khiến người chơi, đặc biệt là trẻ vị thành niên, sẵn sàng tự sát?

'Cá voi xanh' - Trào lưu kinh hoàng khiến nhiều người tự sát (Hình 2).

Truyền thông nước ngoài đưa tin về trào lưu "thách thức cá voi xanh".

Theo một số trang báo nước ngoài, do trẻ vị thành niên chưa phát triển nhận thức đầy đủ nên dễ mắc phải những cạm bẫy trên mạng xã hội. Đây là lứa tuổi thích thể hiện bản thân nhưng lại ít khi được lắng nghe và công nhận nên đã tìm đến trào lưu này như một cách để thể hiện bản thân và được cộng đồng “cá voi xanh” (những người chơi khác) biết đến.

Đó chính là lý do vì sao sau một thách thức, người chơi lại đăng tải các bức ảnh chụp lại thành quả của mình để chia sẻ với cộng đồng “cá voi”. Cảm giác không đơn độc và sống trong một cộng đồng cùng làm những điều “điên rồ” phần nào khiến người chơi có động lực tiếp tục thực hiện những thách thức khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, người chơi khi tham gia được cho là sẽ phải chia sẻ thông tin cá nhân trước khi thực hiện các thách thức. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện các thử thách cũng là lúc những kẻ điều khiển đứng sau trò chơi tìm hiểu nhiều thông tin về cá nhân mỗi người chơi.

Do đó, khi nhiệm vụ cuối cùng xuất hiện là lúc mà người chơi không thể chống cự mà chỉ còn cách làm theo, nếu không thì sẽ nhận được những lời đe dọa với nội dung đại loại như sẽ tìm đến người chơi ngoài đời thực để trừng phạt... Do tâm lý chưa ổn định nên những người chơi trẻ tuổi sẽ sợ hãi thực hiện nhiệm vụ cuối cùng.

Thêm vào đó, do mức độ thách thức của trò chơi ngày càng khó khăn và “điên rồ” nên sẽ kích thích sự “hưng phấn” của người chơi, khiến họ trở nên không màng tới sự sống khi nhận về thách thức cuối cùng và thực hiện nó.

Cho đến nay ở nhiều quốc gia được cho là có sự xuất hiện của trào lưu nguy hiểm này như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Italy...

Xem thêm: Trực thăng “cá sấu” Ka-52 của Nga bị bắn hạ bằng tên lửa vác vai ở Syria?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.