Các "hiệp sĩ" bị giết hại có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội?

Các "hiệp sĩ" bị giết hại có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội?

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường

Thứ 2, 14/05/2018 18:45

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, các "hiệp sĩ" vì bắt đối tượng phạm pháp quả tang mà bị giết hại thì có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến vụ việc trong quá trình bắt giữ các đối tượng trộm xe máy, 2 "hiệp sĩ" quận Tân Bình (TP.HCM) bị nhóm này đâm chết, 3 "hiệp sĩ" khác cũng bị thương nặng, xảy ra vào tối 13/5.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm ("hiệp sĩ" bắt cướp) đi vào hoạt động những năm gần đây đã góp phần mang lại những thành công nhất định. Điều đó giúp người dân cảm thấy an tâm hơn mỗi khi ra đường.

Tuy nhiên, đây là những hoạt động mang tính tự phát của một số người đứng ra lập nhóm các "hiệp sĩ", với mong muốn góp phần đảm bảo ANTT cho người dân. Trở lại sự việc trên, hành động của các "hiệp sĩ" là rất dũng cảm, truy bắt đối tượng phạm pháp quả tang”.

Các 'hiệp sĩ' bị giết hại có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội?

Luật sư Nguyễn Anh Thơm.

Thế nhưng, ở một góc độ khác, luật sư Thơm cũng phân tích: “Hạn chế của các nhóm "hiệp sĩ" là không có được sự trang bị về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng phó giải quyết các tình huống và đặc biệt không được trang bị các công cụ hỗ trợ để bảo vệ bản thân cũng như chống trả lại sự manh động của các đối tượng phạm tội. Việc truy đuổi tội phạm trên đường phố khi sử dụng xe mô tô cũng là nguồn nguy hiểm cao cho bản thân họ và những người tham gia giao thông”.

Các 'hiệp sĩ' bị giết hại có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội? (Hình 2).

Hiện trường xảy ra vụ việc.

Theo luật sư Thơm: “Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần xem xét lại mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm đang được duy trì ở một số địa phương phía Nam. Cần xem cơ chế hoạt động như thế nào để vừa có thể tăng cường phong trào phòng chống tội phạm trong nhân dân nhưng cũng vừa để đảm bảo an toàn.

Các "hiệp sĩ" tham gia phòng chống tội phạm cũng như mọi công dân nói chung đều có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang và áp giải ngay đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp ở TP.HCM xảy ra ngày 13/5, các "hiệp sĩ" đang thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng do công việc đó bị giết hại thì các "hiệp sĩ" có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.