Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào?

Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 2, 22/07/2019 20:00

Ở Singapore, mỗi người chỉ được nuôi tối đa 3 con chó. Để được nuôi chó hoặc mèo, người chủ phải mua bảo hiểm có giá trị ít nhất 100.000 SGD (1,7 tỷ VNĐ) để bồi thường trong trường hợp con vật làm bị thương người hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác.

Chó mèo là thú cưng của nhiều gia đình. Song dù hiền lành, thân thiện đến mấy thì chúng hoàn toàn có thể trở nên kích động, gây nguy hiểm đến con người.

Chó mèo hoang thả rông không phải chuyện hiếm gặp ở các nước.

Ở nước ngoài, yêu thương động vật gắn liền với trách nhiệm và sự văn minh.

Theo luật pháp Anh, chó mèo vật nuôi được thả ở nơi công cộng mà không có chủ đi kèm, dù là bị thất lạc, bị bắt đi hay bỏ đi, dù đeo vòng cổ hay được gắn chip điện tử, đều bị coi là chó lạc.

Dân sinh - Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào?

Ảnh minh hoạ.

Đối với trường hợp này, địa phương nơi đó sẽ phải thu nhận chú chó này trả ngay cho chủ của chúng, nếu không tìm được chủ thì buộc phải đưa chúng đến trung tâm giữ chó lạc.

Sau 7 ngày, những chú chó này sẽ thuộc sở hữu của trung tâm. Khi nhận ra nguy hiểm của chúng, trung tâm sẽ tiêm thuốc trợ tử nhân đạo.

Về chủ vật nuôi, muốn nhận lại vật nuôi của mình, người chủ phải trả khoản phí 25 bảng Anh (gần 800.000 VNĐ).

Nếu chủ không đeo vòng cổ gắn tên và địa chỉ cho chó của mình và để chúng đi lạc, họ sẽ có thể bị phạt mức phạt lên đến 5.000 bảng Anh (khoảng 180 triệu đồng)

Đồng thời, nếu những chú chó có hành vi hung hăng, tấn công người khác, hình phạt dành cho chủ của chúng có thể ở mức 5.000 bảng Anh (khoảng 180 triệu đồng) và 6 tháng tù giam.

Ở Mỹ, Canada, Đan Mạch, Australia, các chú chó được quản lý thông qua thẻ căn cước cá nhân.

Los Angeles, California… tràn ngập các biển báo, khẩu hiệu "Phải dùng dây dắt cho mọi chú chó", buộc người chủ nuôi phải có dây dắt chó và rọ mõm ở nơi công cộng.

Nếu vi phạm vào luật chó nguy hiểm, con vật có thể bị tòa án bắt buộc tiêu hủy, chủ con chó cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tiền.   

Dân sinh - Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào? (Hình 2).

Tại Thụy Sĩ, bạn sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra và tham gia vào một khóa huấn luyện lý thuyết và thực hành để có thể được phép nuôi một chú chó.

Bất kỳ chú chó nào được nhập khẩu vào Thụy Sĩ cũng sẽ phải được đưa đến bác sĩ thú y trong thời hạn 10 ngày để gắn vi mạch và đăng kí nhận dạng bắt buộc.

Tại Nhật Bản, quy định về vật nuôi vô cùng ngặt nghèo. Tại Nhật Bản, các gia đình nuôi chó mèo không được đến các khu công cộng như siêu thị, nhà hàng,... thậm chí tiếng kêu hoặc mùi hôi của thú cưng không được ảnh hưởng đến những nhà lân cận.

Khi dẫn chó đi dạo cần mang theo túi đựng phân cũng như nước khử mùi hoặc nước cồn. Phân của chó phải cho vào túi và đem về nhà. Khi dẫn chó đi dạo cũng cần có dây đeo để đảm bảo an toàn.

Các chú chó ở Nhật Bản được theo dõi bằng một con chip được cấy dưới da và chúng sẽ bị bắt nếu cơ quan thú y phát hiện ra chúng có nguy cơ làm hại con người.

Dân sinh - Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào? (Hình 3).

Ở Singapore, mỗi người chỉ được nuôi tối đa 3 con chó. Để được nuôi chó hoặc mèo, người chủ phải mua bảo hiểm có giá trị ít nhất 100.000 SGD (1,7 tỷ VNĐ) để bồi thường trong trường hợp con vật làm bị thương người hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu chó cắn người, chủ chó sẽ bị phạt và bồi thường, con chó có thể bị tòa ra lệnh tiêu hủy.

Ngoài vấn đề chó mèo thả rông gây hại cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ, trên thế giới một số nước đã cấm mọi hành vi giết mổ, buôn bán và ăn thịt chó, mèo cũng như mức phạt tiền và phạt tù đối với những người vi phạm.

Hạ viện Mỹ thông qua "Đạo luật cấm mua bán thịt chó và mèo năm 2018" ngăn cản việc mua bán chó và mèo giữa các bang hay với nước ngoài vì mục đích tiêu thụ thịt.

Mức phạt cao nhất đối với hành động ăn thịt chó và mèo mà Mỹ áp dụng có thể lên đến 5.000 USD (khoảng 125 triệu đồng).

Một điều luật của New York được đưa ra năm 2014 nâng mức tiền phạt cho tội danh trộm chó, làm hại hoặc vận chuyển trái phép chó so với điều luật trước đó từ 200 USD (khoảng 4,2 triệu VND) lên 1.000 USD (khoảng 21 triệu VND).

Một trong những nơi cấm ăn thịt chó, mèo nhận được sự quan tâm của dư luận là Đài Loan. Những người giết mổ hoặc ngược đãi động vật có thể bị phạt tù đến 2 năm và nộp tiền phạt lên đến 2 triệu Đài tệ (khoảng 1,48 tỷ đồng)và bị công khai tên tuổi, hình ảnh.

Vào tháng 6/2018, tòa án thành phố Bucheon, Hàn Quốc tuyên phạt một chủ trại nuôi chó lấy thịt 3 triệu won (hơn 60 triệu VNĐ).

Một pháp lệnh ở Philadelphia quy định rằng, nếu người chủ bỏ chó của mình ở ngoài trời giá lạnh, họ có thể bị phạt đến 500 USD (khoảng 10,9 triệu VND).

Tại thành phố Turin của nước Ý có một quy định khá kỳ lạ: bạn phải đưa chú chó của mình đi dạo ít nhất ba lần/ngày nếu không sẽ bị phạt 650 USD (khoảng 13,5 triệu VND). Với người có hành vi hành hạ và bỏ rơi vật nuôi cũng có thể chịu khoản tiền phạt lên đến 250 triệu VND và 1 năm tù giam.

Dân sinh - Các nước phạt người chủ để chó, mèo thả rông như thế nào? (Hình 4).

Tại Thụy Điển, hàng loạt điều luật đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện để đảm bảo chó, mèo của đất nước này có "điều kiện để sống, sinh hoạt một cách tự nhiên và tốt nhất".

Những con chó bị giữ ở trong nhà phải được ở gần cửa sổ có ánh sáng mặt trời và được tiếp xúc với không khí sạch dưới mức tiêu chuẩn.

Tại Thái Lan, bạo hành động vật được xem là tội phạm hình sự. Những người vi phạm điều luật sẽ bị coi là vi phạm tội hình sự và bị xử phạt tối đa ở mức 1.663 USD (khoảng 34,5 triệu VND) tiền phạt cùng với 2 năm tù giam.

Từ năm 1950, chính quyền Hong Kong đã ra pháp lệnh cấm giết chó mèo làm thực phẩm cho con người hoặc bất kỳ động vật nào, nếu phạm tội có thể bị phạt tới 650 USD (khoảng 13,5 triệu VND) và 6 tháng tù.

Một pháp lệnh nữa cũng mới được đưa ra, nghiêm cấm người dân có bất cứ hành động đối xử tàn ác với động vật hay có hành vi lạm dụng, bỏ bê, buôn bán, vận chuyển động vật chó, mèo trái phép.

Nếu vi phạm, hình phạt mà người phạm tội phải chịu là một khoản tiền phạt lên tới 200.000 USD (hơn 4 tỷ đồng) và 3 năm tù giam.

Minh Anh (Theo Reuters, Chosun Daily, Bejing news)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.