Tuy nhiên chúng đều có các tác dụng và biến chứng riêng do đó bệnh nhân và bác sĩ cần cân nhắc kỹ những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn áp dụng phương pháp nào đem lại hiệu quả tốt nhất.
1. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp các bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật để cắt bỏ khối u trong cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên biện pháp này chỉ sử dụng được cho những trường hợp khối u tại chỗ, còn nhỏ và chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Thông thường những bệnh nhân được chỉ định dùng phương pháp này khi phát hiện ung thư ở giai đoạn 1, 2. Nếu bệnh nhân được điều trị ngay tại giai đoạn này và có phương pháp kiểm soát sau điều trị sẽ có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoàn toàn.
Ngoài những ưu điểm đó thì phẫu thuật cũng vẫn còn có nhiều hạn chế nhất định.
Thứ nhất, phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần tế bào khỏe mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.
Thứ 2, nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối hoặc cơ thể quá suy kiệt thì cũng không thể sử dụng được phương pháp này.
Thứ 3, phẫu thuật không thể cắt bỏ được những ổ bệnh nhỏ. Do đó nếu không được loại bỏ chúng sẽ tiếp tục phát triển và tái phát, di căn trở lại. Lúc này khó điều trị và nguy hiểm hơn rất nhiều.
2. Phương pháp xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng máy móc chiếu những tia bức xạ năng lượng cao vào cơ thể để diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u. Các tia bức xạ bao gồm tia X, tia proton... Phương pháp này thường được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân ung thư có khối u rắn, khu trú. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị tập trung, ít gây ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác.
Tuy nhiên phương pháp xạ trị cũng có một số nhược điểm như:
- Không áp dụng được khi tế bào ung thư đã lan lây lan toàn thân.
- Không áp dụng để điều trị ung thư không rắn như: ung thư máu...
- Gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể khá nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bệnh nhân: gây tổn thương một số tế bào lành khỏe mạnh: gây lở loét, chảy máu, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại cơ quan bị chiếu xạ: biến chứng tại những bộ phận rỗng như ruột, thực quản gây teo hẹp, khó nuốt, thay đổi giọng nói, khó tiểu tiện...
- Làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể suy kiệt...
3. Phương pháp hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc, hóa chất truyền vào cơ thể bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch để diệt, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư. Một số ưu điểm của phương pháp này:
- Sử dụng được hầu hết các loại bệnh ung thư, ngay cả những loại ung thư không xuất phát từ khối u.
- Có tác dụng toàn thân nên thường dùng cho những trường hợp ung thư ở giai đoạn cuối, đã bị di căn.
- Phối hợp với phương pháp phẫu thuật, xạ trị để diệt những tế bào ung thư còn xót lại. Từ đó nâng cao được hiệu quả điều trị ung thư.
Tuy nhiên phương pháp này cũng còn nhiều hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân như:
- Làm tổn thương đến những tế bào khỏe mạnh có cùng có chế phát triển nhanh như tế bào ung thư như: niêm mạc ruột, nang lông, nang tóc, tế bào sinh dục... Từ đó gây ra nhiều biến chứng ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Làm tăng nguy cơ bị một số bệnh khác như suy tủy xương cơ thế gây gãy xương, giảm sản sinh tế bào gốc - nơi sinh ra các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể, thiếu máu gây đau nhức cơ thể...
- Có thể làm thay đổi cấu trúc gen ADN của cơ thể.
Các phương pháp điều trị ung thư còn nhiều hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị sức khỏe, thời gian sống của bệnh nhân. Do đó trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần tham khảo ý kiến y bác sĩ, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
>>> Tìm hiểu thêm: Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn: Giải pháp giảm thiểu là gì?
Thế Hưng