Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là khác nhau.
Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do doanh nghiệp lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người lao động là người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại Khoản 7 Điều 23 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP: thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:
Trường hợp thông thường
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng sinh của năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Trường hợp sinh tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1/1 của năm liền kề sau năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh)
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày 1/1 của năm liền kề sau năm đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Trường hợp suy giảm khả năng lao động (có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH)
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng
Tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia BHXH mà thời điểm hưởng lương hưu sẽ có sự khác nhau:
- Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương: Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề khi đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng: Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động.
- Các đối tượng còn lại: Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 1/1/1995
Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Mức lương hưu hàng tháng
Theo Điều 56 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động tham gia BHXH được tính theo công thức:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
- Đối với lao động nam nghỉ hưu từ 1/1/2020: 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH.
- Đối với lao động nữ: 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Tất cả các trường hợp nêu trên, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%.
Lưu ý, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động tối đa là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH.
Hoàng Mai