Cùng tìm hiểu các xét nghiệm khi mang thai cần làm trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh (Rhesus)
Những xét nghiệm cần làm khi mang thai đầu tiên là Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh. Khi mang thai, người phụ nữ luôn được kiểm tra nhóm máu hệ ABO và hệ Rh. Tại sao? Nếu mẹ có nhóm Rh âm và thai nhi có nhóm Rh dương, cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể Anti D tấn công và phá hủy hồng cầu thai nhi. Tai biến thường hiếm xảy ra ở lần mang thai đầu tiên nhưng nếu không được điều trị, những lần mang thai sau đó có thể làm xuất hiện những tai biến nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không trong thời gian mang thai. Xét nghiệm máu cũng nhằm xác định nhóm máu khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
Xét nghiệm viêm gan B
Các bệnh lý gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu và bào thai. Bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm,… Do đó, người phụ nữ cần được xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát nguy cơ mắc bệnh về gan cho thai nhi.
Xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia
Bệnh tan máu bẩm sinh truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn, tức là đứa trẻ sinh ra mắc bệnh chỉ khi cả bố và mẹ là người mang gene bệnh. Như vậy, người mang gene Thalassemia hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh nếu kết hôn với người không mang gene bệnh. Do đó việc xét nghiệm mẹ và bố có mang gene Thalassemia hay không rất quan trọng.
Xét nghiệm rubella, sởi, thủy đậu và quai bị
Rubella, sởi, thủy đậu và quai bị là nhóm các căn bệnh nhiễm trùng do virus. Và khi mắc phải có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Các bác sỹ khuyến cáo chị em cần làm những xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi có dự định mang thai.
Xét nghiệm HIV, giang mai, herpes, lậu
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV/ AIDS, giang mai, herpes, lậu,… cần được thực hiện xét nghiệm để phát hiện sớm, tốt nhất là trước khi mang thai để ngăn ngừa chúng lây truyền sang cho thai nhi. Việc mẹ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây các biến chứng cho bé như nhiễm trùng mắt, sẩy thai, thai chết lưu,…
Xét nghiệm dị tật ở thai nhi
Hiện có nhiều phương pháp giúp bác sỹ nhanh chóng phát hiện sự bất thường của bào thai như:
+ Siêu âm đo độ mờ da gáy: Nó có thể giúp xác định nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi.
+ Xét nghiệm Triple test: Thực hiện Triple test nên ở trong khoảng thời gian từ tuần 16 - 18 của thai kỳ nhằm xác định dị tật ở thai nhi.
+ Chọc ối: Tiến hành từ tuần 15 - 19 của thai kỳ nhằm phát hiện các rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi.
+ Siêu âm 4D: Có thể giúp phát hiện dị tật ở thai nhi từ tuần 22 – 24, cho thấy rõ hình thái của nhai nhi khi bị các vấn đề về dị dạng, sứt môi,…
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Nếu người phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ, bác sỹ có thể chỉ định làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 thai kỳ. Nếu kết quả bình thường, người phụ nữ cần thực hiện một lần nữa vào tuần 24 đến 28.
Xét nghiệm nước tiểu
Khi đi khám thai, người phụ nữ sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra các chỉ số như hàm lượng protein hoặc albumin. Nếu chúng xuất hiện, có thể người phụ nữ đang mắc phải căn bệnh truyền nhiễm nào đó cần được điều trị. Nó cũng là dấu hiệu của tiền sản giật không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người mẹ.
Trên đây là một số xét nghiệm phổ biến thường làm khi người phụ nữ mang thai. Nếu có thắc mắc về thai kỳ muốn được bác sỹ giải đáp miễn phí, chị em có thể liên hệ trực tiếp [Tại đây] hoặc gọi tới số điện thoại 03.59.56.52.52.
Panpage: www.facebook.com/phongkhamphukhoahanoi52nguyentrai
Nguyễn Trang