Cách cứu người ngất xỉu như tại lễ hội đếm ngược chào năm mới

Cách cứu người ngất xỉu như tại lễ hội đếm ngược chào năm mới

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 03/01/2018 19:00

Để phòng tránh những trường hợp ngất xỉu như Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2018 vừa qua, PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Phạm Ngọc Minh.

 

Dân sinh - Cách cứu người ngất xỉu như tại lễ hội đếm ngược chào năm mới

Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2018 thu hút hàng nghìn người tham dự.

Vào tối 31/12, tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội hàng nghìn người đã đến đây để cùng nhau chào đón năm mới. Lễ hội đếm ngược đã trở thành sự kiện chính đón năm mới Dương lịch từ mấy năm nay.  Ai ai cũng háo hức để được thưởng thức “bữa tiệc” chào đón năm mới này. Ánh đèn sân khấu, pháo hoa và đặc biệt tiếng nhạc sàn khiến lễ hội thêm sôi động hơn. 

Chính vì thế, từ 17h khán giả đã tập trung kín tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, đến 20h khu vực trung tâm bị tắc nghẽn, không còn bất kỳ một khoảng trống nào.

Đến khoảng 23h “bữa tiệc” chật cứng người, họ bắt đầu chen lấn, đè bẹp nhau để có một vị trí thuận lợi nhất. Người đẩy, người hò hét, chen lấn khiến cho một số người đã bị tức thở, ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Không chỉ có vậy, những em bé được bố mẹ đưa đến lễ hội đếm ngược đã hoảng loạn và khóc thét lên, may mắn những khu nhà ven phố Tràng Tiền đã mở cửa để giải cứu những em bé ra khỏi đám đông chen lấn, xô đẩy.  Rồi hàng loạt người phải bỏ giày dép, đồ dùng cá nhân để “trốn thoát” khỏi lễ hội.

Là người chứng kiến hàng chục người ngất xỉu tại lễ hội, đồng thời cũng nhanh chóng cùng đội nhân viên y tế tại lễ hội cấp cứu nhanh các trường hợp bị ngất. Bác sĩ Phạm Ngọc Minh (bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Tối ngày hôm đó tôi có đi xem lễ hội đếm ngược nhưng ngồi trên tầng 2 của một quán cà phê và đã chứng kiến rất nhiều người bị ngất. Lúc đó, tôi đã vội chạy xuống và cấp cứu nhiều trường hợp bị ngất ở phía sau sân khấu.

Hôm đó người ngất chủ yếu là các bạn trẻ và phụ nữ, nguyên nhân là do các bạn tranh thủ đến sớm để tiếp cận chỗ gần vị trí sân khấu nên đã nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết. Nguyên nhân nữa là do đông người nên dẫn đến hiện tượng nóng tại chỗ, nhảy nhiều khiến tăng nhiệt độ cơ thể, say nóng gây hiện tượng choáng ngất”.

Khi tham gia các lễ hội có đông người, bác sĩ Phạm Ngọc Minh cũng đã đưa ra một số quy trình xử trí người bị ngất xỉu tại chỗ.

“Đầu tiên, khi phát hiện những người có dấu hiệu ngất xỉu, cần đưa bệnh nhân thoát khỏi đám đông ra vị trí thoáng, ít người.

Sau đó, tại lễ hội nên đưa nạn nhân đến vị trí có đội cứu hộ, cấp cứu, nếu không có đội này thì sẽ tiến hành xử trí cấp cứu tại chỗ. Để cấp cứu tại chỗ điều đầu tiên cần làm là nới rộng quần áo, khăn, cổ để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân dễ thở.

Thứ hai, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn trên bệnh nhân, nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì phải tiến hành cấp cứu hồi sinh tiêm phổi ngay tại chỗ, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt.

Nếu sau khi hồi sinh tiêm phổi bệnh nhân có mạch, huyết áp và nhịp tim trở lại thì lập đường truyền tĩnh mạch đảm bảo thông khí hô hấp, gọi 115 hỗ trợ hoặc vận chuyển bệnh nhân đến nơi có trung tâm y tế gần nhất.

Đối với các trường hợp bệnh nhân không có mạch tuần hoàn, tiến hành kiểm tra mạch huyết áp, xác định nguyên nhân. Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết do đói có thể truyền đường hoặc cho uống nước soda, nước ép hoa quả ngọt ngay tại chỗ. Còn các trường hợp bị choáng ngất do say nắng, say nóng cần đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng mát, ít người, nới rộng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, thở ô-xy, đảm bảo hô hấp lập đường truyền tĩnh mạch.

Có thể dùng khăn mát lau chườm tại các vị trí cổ, ngực, nách nhằm mục đích giảm nhiệt cho cơ thể, tránh hiện tượng giội nước và hắt nước vào mặt nạn nhân. Sau khi bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh chuyển bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất”, bác sĩ Phạm Ngọc Minh cho biết.

Dân sinh - Cách cứu người ngất xỉu như tại lễ hội đếm ngược chào năm mới (Hình 2).

Nhiều người ngất xỉu tại lễ hội đếm ngược chào năm mới 2018 (Ảnh: Zing.vn).

Bên cạnh đó, bác sĩ Phạm Ngọc Minh cũng cho biết thêm: “Choáng ngất tại các lễ hội có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh nhân bị các bệnh lý kèm theo như tim mạch, hạ huyết áp, tụt huyết áp... Tùy theo những nguyên nhân cụ thể mà các bác sĩ, nhân viên trực cấp cứu sẽ xử trí theo từng trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, các thứ tự cấp cứu bệnh nhân choáng ngất cần phải thực hiện theo các bước như trên”.

Trước tình trạng một số sự kiện, lễ hội xảy ra chen lấn, xô đẩy dẫn đến ngất xỉu, nhiều bà mẹ hoang mang không biết dịp Tết Nguyên đán sắp tới có nên đưa con mình đi chơi. Chị Nguyễn Lan Phương (32 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Không nên đưa trẻ con đến những nơi quá đông người như các lễ hội, vì tại đó việc giữ an toàn cho các bé là rất khó. Tôi đã từng đọc rất nhiều câu chuyện tại một số lễ hội lớn, trẻ rất dễ bị lạc khỏi vòng tay bố mẹ.

Nhiều em bé vì không thể chen lấn được nên bố mẹ phải cõng trên lưng, đi chơi như vậy thì khác gì hành xác. Vì thế, những sự kiện, lễ hội lớn tôi thường không đưa con mình đến hoặc khi đến nơi đông người nên trông chừng con thật cẩn thận và dạy trẻ các kỹ năng có thể giữ an toàn khi lạc cha mẹ, gặp người lạ. Việc dạy con như thế nào lại là cả một vấn đề”.                      

Thanh Lam - Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.