Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe

Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe

Thứ 6, 21/10/2016 22:01

Hầu hết mọi người thường đi vệ sinh ngày vài lần. Tuy nhiên, chắc rất ít người để ý đến tư thế ngồi lúc “đi cầu” thế nào có lợi cho sức khỏe nhất?

Tác hại khi “đi cầu” ngồi không đúng tư thế

Ai cũng biết đi vệ sinh hàng ngày là một nhu cầu thường xuyên của con người. Thế nhưng tùy theo thói quen của mỗi người mà có cách “đi cầu” khách nhau.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, có tới 70% dân số thế giới "trút bỏ nỗi sầu" mỗi khi “đi cầu” sai cách: ngồi bệt. Điều này lâu dài đã mang tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Theo nhiều thống kê, mặc dù nhà vệ sinh bệt rất thuận tiện trong việc sử dụng nhưng nó lại có nguy cơ gây ra bệnh táo bón và trĩ cao hơn so với vệ sinh ngồi xổm.

Các bệnh - Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe

Thậm chí một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp như táo bón, trĩ, viêm ruột thừa…, ngoài nguyên nhân do ăn thiếu chất xơ thì tư thế đi toilet cũng đóng vai trò tương đương. Theo đó, tư thế ngồi bệt sẽ khiến bạn phải gắng sức hơn khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của bệnh trĩ và bệnh ruột thừa.

Bên cạnh đó, do tư thế ngồi và dùng chung bệ vệ sinh mà người sử dụng sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm vi trùng cao hơn vì các vi trùng có thể lây lan từ người này sang người khác. Đặc biệt, lây nhiễm vi trùng còn có thể dẫn đến các bệnh như: rối loạn tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, tổn thương vùng chậu hoặc thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Cách "đi cầu" chuẩn nhất để không hại sức khỏe

Theo Sống khỏe từng đưa tin trước đó, ở các nước phát triển, bệ vệ sinh ngồi xổm thường ít được lựa chọn sử dụng. Song thực tế việc dùng nhà vệ sinh ngồi xổm sẽ có lợi cho sức khỏe hơn hẳn so với vệ sinh bệt.

Các bệnh - Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe (Hình 2).
Các bệnh - Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe (Hình 3).

Năm 2010, một nghiên cứu của các bác sĩ người Nhật đã nghiên cứu về tư thế đại tiện có lợi cho sức khỏe con người thông qua 3 cách ngồi khác nhau (thẳng lưng, gập lưng và ngồi xổm). Kết quả, độ uốn hông càng lớn (tư thế ngồi xổm) thì độ thẳng của trực tràng càng cao, do đó khi đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

Nhiều nghiên cứu khác của các nhà khoa học cũng đều chỉ ra rằng, khi con người ngồi xổm, quá trình bài tiết của hệ tiêu hóa sẽ nhanh và dễ dàng nhất.

Các bệnh - Cách ‘đi cầu’ chuẩn nhất để không hại sức khỏe (Hình 4).

Bởi thế, nếu nhà bạn đang sử dụng bồn tiêu hiện đại, hãy kê chân bằng 1 chiếc ghế con khi sử dụng để tốt cho sức khỏe đường ruột hơn so với cách ngồi thông thường.

Vân Anh (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.