Theo số liệu thống kê của WHO, tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại nhiều quốc gia trên thế giới đang ở mức khoảng 50% đối với nhóm tuổi ngoài 40, trong đó Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có số người mắc bệnh trĩ cao. Có thể thấy đây là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân, gây ra hàng loạt cản trở trong sinh hoạt, công việc.
Khi mắc bệnh trĩ, song song với việc thăm khám thông thường, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau do bệnh trĩ đơn giản và nhanh chóng. Những biện pháp này phù hợp với những trường hợp bị trĩ mức độ nhẹ, thường là bệnh trĩ độ 1. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo để giúp cải thiện các triệu chứng đau trong thời gian điều trị bệnh trĩ, cũng như giúp cho tình trạng bệnh trĩ không tiến triển nặng hơn.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau trĩ
Một số loại thuốc giảm đau trĩ thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau cấp do bệnh trĩ. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến ở người mắc bệnh trĩ bao gồm:
- Thuốc giảm cơ vòng hậu môn giúp cải thiện các triệu chứng co thắt cơ vòng, giảm thương tổn lên vùng hậu môn.
- Thuốc mỡ bôi tại chỗ và thuốc đạn đặt hậu môn có tác dụng giúp cải thiện tình trạng đau cấp ở hậu môn, giảm các triệu chứng tạm thời do bệnh trĩ gây ra.
- Một số thuốc giảm đau cấp như dibucain, tác động lên đầu mút thụ cảm thần kinh, giúp làm giảm tình trạng đau khó chịu do bệnh trĩ.
- Thuốc chống viêm, có tác dụng tích cực giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sừng phồng do tắc mạch trĩ, giảm tình trạng nứt kẽ sâu bên trong hậu môn.
Mỗi dạng thuốc này đều có những đặc tính, liều dùng và thời gian sử dụng. Do đó đối với những loại thuốc này, bạn không nên tự ý sử dụng nếu chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vệ sinh hậu môn
Vệ sinh hậu môn đúng cách đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Giữ cho hậu môn sạch sẽ là một trong những cách giảm đau trĩ hiệu quả mà bệnh nhân cần phải ghi nhớ. Khi vệ sinh hậu môn, bạn cần chú ý một số lưu ý:
+ Nên dùng nước sạch để vệ sinh hậu môn.
+ Sử dụng khăn bông ẩm, mềm hoặc khăn ướt mềm.
+ Hạn chế vệ sinh hậu môn với xà phòng.
+ Thay quần lót ít nhất 2 lần, quần lót phải thoáng mát, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt.
Chườm đá lạnh
Trong thời gian điều trị bệnh trĩ, nếu gặp phải cơn đau cấp và không có thuốc giảm đau bên cạnh, bạn có thể sử dụng nước đá như một cách giảm đau trĩ. Tác dụng của nhiệt độ thấp từ nước đá có thể giúp các thụ cảm thần kinh gần hậu môn tê, giảm các triệu chứng đau tại khu vực này. Tuy nhiên cần tránh đặt nước đá viên trực tiếp lên vị trí bị trĩ để tránh bị bỏng lạnh. Tốt nhất bạn nên gói đá lạnh trong một lớp khăn sạch, mỏng rồi mới áp lên hậu môn, tại vị trí có trĩ. Mỗi lần thực hiện cách này không nên quá 15 phút.
Ngâm nước ấm
Tác dụng của nhiệt cũng có thể giúp cho người mắc bệnh trĩ giảm đau nhanh chóng. Đối với người mắc bệnh trĩ, sử dụng nước ấm, nhất là nước muối ấm là cách giảm đau trĩ khá hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà.
Để ngâm nước ấm đúng cách khi đang điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một số bước sau đây:
+ Nước sau khi đun ấm thì hòa thêm vào một lượng muối vào chậu tắm sau đó hòa tan từ từ cho muối tan hết.
+ Vệ sinh sạch vùng hậu môn trước khi ngâm sau đó lau lại với khăn mềm, sạch.
+ Ngâm hậu môn nhẹ nhàng vào chậu tắm cho phần hậu môn ngập trong nước ấm, ngâm khoảng 15 phút để giảm các triệu chứng đau.
+ Có thể thực hiện ngâm hậu môn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp dễ chịu hơn.
Xông hậu môn bằng bài thuốc dân gian đơn giản
Xông hậu môn là một trong những phương pháp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ được dân gian áp dụng từ lâu đời. Đa số những cách giảm đau trĩ bằng hình thức xông hậu môn đều sử dụng các loại thảo mộc, cây cỏ từ thiên nhiên để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như: Ngải cứu, cây sả,…
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống sinh hoạt tuy không có hiệu quả giảm đau tức thời nhưng có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng đau an toàn về lâu dài. Thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt được xem là một trong những cách giảm đau trĩ an toàn và tự nhiên nhất. Cụ thể như:
- Bổ sung chất xơ
- Bổ sung probiotic
- Kiêng cồn và các chất kích thích
Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, khiêng nặng
Khi đi đại tiện, không nên dùng quá sức để rặn. Đây là lưu ý được các chuyên gia khuyến nghị không chỉ đối với người bị bệnh trĩ mà với tất cả mọi người. Hành động rặn mạnh không chỉ khiến cho vùng hậu môn dễ bị đau, tăng nguy cơ trĩ, nguy cơ nứt hậu môn mà còn làm cho cơ ở thành bụng và cơ hoành của bệnh nhân co thắt dữ dội và gây đau đớn.
Như vậy, thông qua các cách giảm đau trĩ nhanh chóng trên đây, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà để chấm dứt cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và nhận lời tư vấn tốt nhất, tránh việc tự ý xử lý gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mọi thắc mắc cần tư vấn về Bệnh Trĩ vui lòng gọi cho bác sỹ chuyên trĩ 03.59.56.52.52 , Website: chuabenhtri.vn hoặc Chát tư vấn bảo mật thông tin theo quy định của Bộ y tế TẠI ĐÂY . Phòng khám đa khoa số 52 Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Q. Thanh Xuân , Tp.Hà Nội.
Nguyễn Trang