Cách "mốc nguy hiểm 1cm", Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn cơ hội cuối cùng để có cả S-400 và "nụ cười" Mỹ?

Cách "mốc nguy hiểm 1cm", Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn cơ hội cuối cùng để có cả S-400 và "nụ cười" Mỹ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 27/05/2019 12:00

S-400 đã từng được coi là quân bài mặc cả chống lại Mỹ, nhưng với những khó khăn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải, vũ khí Nga hiện đang trở thành trở ngại đối với chính nước này.

Quân sự - Cách 'mốc nguy hiểm 1cm', Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn cơ hội cuối cùng để có cả S-400 và 'nụ cười' Mỹ?

Từng là quân bài mặc cả, S-400 giờ đây thành trở ngại lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Chạm mốc nguy hiểm

Theo nhà báo kỳ cựu Murat Yetkin, Washington và Ankara “chỉ còn cách điểm mốc không thể quay đầu một cm”, nhưng hai nước vẫn còn cơ hội để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến hệ thống S-400 của Nga.

Khi ngày giao hàng S-400 sắp đến, Washington đã tăng cường nỗ lực thuyết phục Ankara hủy bỏ hoặc hoãn thỏa thuận.

Theo CNBC, Mỹ đã gửi tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ đến hết tuần đầu tiên của tháng 6 để ra quyết định hủy bỏ hợp đồng mua hệ thống S-400 của Nga hoặc bị trục xuất khỏi chương trình F-35, đồng thời lĩnh thêm các đòn trừng phạt.

“Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục kế hoạch mua hệ thống của Nga, Mỹ có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ và đóng băng việc giao các máy bay tàng hình F-35”, nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Murat Yetkin nói trên Deutsche Welle.

Nếu áp lực Mỹ thành hiện thực, nó sẽ không chỉ có tác động tàn phá đối với nền kinh tế vốn đang thoi thóp của Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn tạo ra những vấn đề trong kế hoạch cung cấp quân sự của đất nước.

“Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như đang mạo hiểm với các biện pháp trừng phạt kinh tế và quân sự có thể xảy ra”, nhà báo Yetkin nhấn mạnh. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp mà Ankara có thể nhắm đến để giải quyết tranh cãi.

Hồi tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh trong chuyến thăm Washington rằng: Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đối đầu với Mỹ và vẫn cam kết với NATO.

Ông Akar cũng khẳng định S-400 và F-35 sẽ được triển khai riêng để giảm bớt những lo ngại của NATO về nguy cơ lộ bí mật quân sự.

Với việc Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra tuyên bố tương tự trong vài tuần qua, nhà báo Yetkin tin rằng Ankara đã lên kế hoạch giải quyết vấn đề S-400 trong NATO thay vì thông qua đàm phán song phương với Mỹ.

Theo đó, một ủy ban kỹ thuật xem xét khả năng tích hợp S-400 vào hệ thống phòng thủ NATO sẽ được liên minh lập ra như một trọng tài phán xử vấn đề gây tranh cãi.

“Nếu một ủy ban kỹ thuật được thành lập trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hoàn thành việc giao hàng S-400 nhưng không sử dụng vũ khí này cho đến khi các cuộc thảo luận kết thúc”, Yetkin nói.

Nếu ủy ban phát hiện các vấn đề liên quan đến S-400 có thể gây nguy hại đến NATO, tình huống này cho Chính phủ Erdoğan một cơ hội “đường đường chính chính” để xem xét lại quyết định có nên sử dụng vũ khí của Nga hay không, mà không bị công chúng phán xét là sợ áp lực mà buông bỏ.

Trong kịch bản tốt nhất, ủy ban kỹ thuật sẽ tìm cách cho Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng S-400 mà không gặp rủi ro về khả năng tương tác với vũ khí NATO, nhà báo Yetkin nói thêm.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm với S-400

Quân sự - Cách 'mốc nguy hiểm 1cm', Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn cơ hội cuối cùng để có cả S-400 và 'nụ cười' Mỹ? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết vấn đề S-400 với riêng NATO.

Khi thời điểm Nga chuyển giao hệ thống phòng không S-400 đang cận kề, bên cạnh những lời đe dọa của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng sẽ thực hiện thỏa thuận với Moscow một cách quyết tâm, giới phân tích nhận định.

"Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm giải quyết vấn đề này (với Washington) dù là bằng cách nào đó", Haldun Solmazturk, nhà phân tích chính sách đối ngoại và an ninh, nói với Tân Hoa xã.

Ban đầu, Ankara có thể đã lên kế hoạch sử dụng thỏa thuận S-400 như một con bài mặc cả chống lại Mỹ, nhưng với những khó khăn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải trong kinh tế và chính sách đối ngoại, vũ khí Nga hiện lại trở thành trở ngại đối với chính nước này, nhà phân tích cho biết thêm.

Bên cạnh đó, mối quan hệ ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga trong những năm gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các đối tác NATO và các báo cáo về sự thay đổi trục trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện trên truyền thông phương Tây.

"Phương Tây không còn coi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác để hợp tác, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải là đối tác đáng tin cậy đối với Nga", nhà phân tích Solmazturk nêu quan điểm.

"Những ngày này, Thổ Nhĩ Kỳ hành động giống như một kẻ thù hơn là một đồng minh của NATO", tờ Wall Street Journal viết trong bài xã luận tuần trước.

Tuy nhiên, không ai trong số các nhà phân tích cho rằng có sự thay đổi trong trục của Thổ Nhĩ Kỳ. "Nga khó có thể làm lớn chuyện nếu thỏa thuận S-400 bị hoãn. Họ có lợi ích lớn và lâu dài với Thổ Nhĩ Kỳ", Faruk Logoglu, cựu nhà ngoại giao cấp cao, lập luận.

Không nên hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời khỏi NATO, nhà phân tích Ilhan Uzgel đồng quan điểm, lưu ý vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong hệ thống phương Tây là rất sâu sắc.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.