Từ lâu, dưa hành đã được xem là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình ngày Tết. Món ăn có phần dân dã này có thể giúp chúng ta đỡ ngán với những thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng ngày Tết như bánh chưng, thịt, cá.
Sau đây, là cách muối dưa hành ngon tuyệt bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu
1kg hành củ
Đường
Gừng
Ớt
Muối
Cách muối dưa hành được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Bóc lớp vỏ bẩn bên ngoài, rửa sạch, ngâm với nước vo gạo hoặc nước có pha ít phèn chua có tí muối. Đây cũng là cách giúp bụi ra bớt, lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa đất bám gốc hành cũng ra bớt.
Bước 2: Sau đó, vớt hành ra, bóc lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành để tránh bị nhũn, ủng. Để hành khô, ráo nước.
Bước 3: Cho hành vào lọ thủy tinh cùng khoảng 200g muối, xóc đều và để trong khoảng 2-3 ngày. Chú ý: Thỉnh thoảng xóc đều lọ để hành ra bớt nước đen.
Bước 4: Sau đó, đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.
Bước 5: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Ớt bỏ hạt cắt lát.
Bước 6: Pha đường với nước ấm cùng chút muối rồi đổ vào lọ, nếm thử cho vừa độ mặn ngọt. Tiếp tục đổ hành và gừng, ớt vào đảo đều.
Đậy kín, khoảng 7-10 ngày là ăn được. Chắc chắn, vị cay, thanh thanh của hành sẽ khiến cả gia đình bạn cảm nhận được hương vị Tết đậm đà.
Cách muối dưa kiệu
Giống dưa hành, dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.
Có nhiều cách làm dưa kiệu, mời các bạn thử một cách ướp dưa kiệu với đường cho lên men tự nhiên không cần dùng giấm nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
1 kg kiệu
Canh muối hột
Cà phê phèn chua
Giấm trắng
Ớt
Đường
Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (nên ngâm buổi tối đến sáng). Sau đó, xả lại nhiều lần.
Bước 2: Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g).
Bước 4: Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
Bước 5: Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Bước 6: Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn.
Thanh Bình (t/h)