1. Tại sao người già thường hay bị táo bón?
Người bị bệnh táo bón nếu quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, đau quặn bụng từng cơn, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh đó được gọi là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây nên táo bón, đứng hàng đầu là do tuổi tác. Tuổi càng cao thì chức năng sinh lý cũng bị suy giảm, sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể (dịch vị, dịch mật, dịch ruột) hoặc mắc bệnh nứt kẽ hậu môn gây khó khăn khi đi đại tiện (đau, rát nên không dám rặn) càng làm cho táo bón tăng lên.
Những người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do mất răng hoặc đau răng nên nhai kém, nuốt và tiêu hóa kém nên dễ bị táo bón; do kiêng khem quá mức (ăn nhạt, ít muối), ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng gây nên táo bón. Một số người thường xuyên ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như bơ, sữa, đường tinh chế, thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hạt tiêu...) và uống nhiều rượu, bia cũng dễ bị táo bón.
Lượng nước đưa vào cơ thể không đủ (bình thường khoảng 1,5 - 2 lít) do người già thường lười uống nước (sợ đi tiểu nhiều lần) hoặc không có điều kiện ăn rau, quả cũng làm giảm lượng nước đưa vào cơ thể.
Ngoài ra, người già thường mắc một số bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ảnh hưởng đến tiêu hóa hoặc đang dùng một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày (gastropulgit) hoặc quá lạm dụng thuốc nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây táo bón.
Xem thêm: các nguyên nhân táo bón ở người già
Táo bón cũng có thể do mắc một bệnh khác, điển hình là bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Người bệnh thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu làm giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Một nguyên nhân quan trong khác gây táo bón ở người già là ít vận động (do sức khỏe yếu, do mắc các bệnh thoái hóa khớp, do tuổi cao lú lẫn…).
2. Các cách phòng chống táo bón cho người già
Đối với người già thì việc điều trị táo bón thường hạn chế dùng thuốc vì gan thận đã suy yếu, mà thuốc thì hầu như chủ yếu đào thải qua gan thận, nếu áp dụng quá nhiều thuốc tây sẽ gây nên các bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy đối với người già việc xử lí bệnh nên dùng một số mẹo đơn giản như sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống
Được biết nguyên nhân chính gây bệnh táo bón ở người già chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ táo bón lên cao, người già cũng dễ gặp phải tình trạng này. Theo đó muốn trị bệnh trước tiên người bệnh nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày rau xanh hoặc các loại củ quả giàu chất vitamin tốt cho sức khỏe như: Súp lơ xanh, rau họ cải bắp cải, cải xanh, khoai lang, bắp ngô...
Việc thường xuyên thêm chế độ rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hay bệnh về trĩ, phòng ngừa ung thư xảy ra.
- Tập thể dục đúng cách
Người già nên tập thể dụng nhẹ nhàng bằng các bài tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ… mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút tập thể dục sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Hạn chế ngồi nhiều hoặc đứng nhiều hay nhịn đi đại tiện vì làm vậy sẽ làm cho phân tích đọng lại trong đại tràng lâu hơn gây cứng và hình thành táo bón.
Xem thêm: thuốc điều trị táo bón ở người lớn
3. Hướng dẫn cách trị táo bón cho người già
Một số mẹo dân gian giúp điều trị bệnh táo bón ở người già mà mọi người nên biết đó là dùng một số mẹo như sau:
- Dùng lá nha đam trị táo bón
Lấy lá nha đam ép lấy nước uống hoặc nấu chè ăn là một trong những cách nhuận tràng. Giúp phân thải ra ngoài mềm và bổ sung chất xơ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh táo bón. Nên ăn đều đặn ngày 2 lần và liên tục trong 1 tuần đảm bảo bệnh sẽ khỏi hẳn mà không cần dùng thuốc.
- Mật ong trị táo bón
Mật ong dùng trị táo bón cũng là một trong những mẹo giúp trị táo bón ở người già hiệu quả dễ dàng nhờ vào công dụng giúp bổ sung nước và nhuận tràng, trung hòa sắc mặt… Người bị táo bón nên ăn 1 thìa mật ong chia làm 2 lần sáng tối, liên tục trong 3 ngày bệnh táo bón sẽ khỏi. Mật ong cũng có tính nóng nên dùng không quá nhiều gây nhiệt cơ thể nhé.
- Ăn ngô và khoai lang giúp bệnh nhân giúp hết táo bón
Đây là 2 nguyên liệu thường được nghĩ tới mỗi khi bị táo bón, việc ăn khoai và ngô sẽ giúp bổ sung chất xơ nhiều giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn, sau khi ăn khoai khô sau nửa buổi việc đi đại tiện sẽ không còn khó khăn nữa đâu nhé.
Xem thêm: nguyên nhân táo bón ở người già
- Rau diếp cá
Diếp cá có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu thũng. Do vậy, diếp cá thường được dân gian dùng trong các bài thuốc trị táo bón, trĩ rất hiệu quả.
Xem thêm: Các công dụng chữa bệnh và làm đẹp của rau diếp cá.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diếp cá vương Số XNCB: 940/2017/ATTP-XNCB Kết hợp từ Diếp cá (hàm lượng lên tới 680mg/ 1 viên nén) cùng 11 vị dược liệu khác tạo nên công thức phối hợp hoàn hảo dành cho người bị táo bón, trĩ. Sản phẩm giúp giảm nhanh chứng táo bón, cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Hiện Diếp có vương có mặt tại nhiều nhà thuốc trên các tỉnh thành trong cả nước. Danh sách các nhà thuốc có bán Diếp cá vương: Điểm bán Để được tư vấn cụ thể tình trạng bệnh táo bón, trĩ, độc giả có thể liên hệ tới số 0974 789 199. Website chính thức: Diepcavuong.com |
Phượng Nguyễn