Sao chổi C/2018 V1 Machholz-Fujikawa-Iwamoto
Ba nhà thiên văn học nghiệp dư đã phát hiện ra một ngôi sao chổi mới vào ngày 7/11 vừa qua, ngôi sao này hiện được đặt theo tên ba người.
C/2018 V1 Machholz-Fujikawa-Iwamoto sẽ tiếp tục lớn dần và sáng lên trong tuần đầu của tháng 12; trở thành mục tiêu tuyệt vời cho những ai yêu thiên văn học. Tuy nhiên việc quan sát khá khó khăn vì ngôi sao này xuất hiện trên bầu trời phía Tây, ngay sau khi mặt trời lặn.
Sao chổi 46P/Wirtanen: 12/12
May mắn là vẫn còn một ngôi sao chổi khác dễ quan sát hơn: 46P/Wirtanen. Khối đất đá khổng lồ này cứ sáu năm lại đi qua Hệ mặt trời một lần. Nó sẽ đến gần mặt trời nhất vào ngày 12/12. Các dự đoán đều cho rằng tại thời điểm đó, sao chổi 46P/Wirtanen sẽ rất sáng, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
46P/Wirtanen dành nửa đầu tháng 12 để vi vu qua chòm sao Eridanus (chòm sao Ba Giang) và tiến đến gần chòm Taurus (chòm sao Kim Ngưu). Nửa sau của tháng 12, ngôi sao chổi này sẽ mờ dần.
Mưa sao băng Geminids (Song Tử) 2018: 13/12
Geminids là tên gọi trận mưa sao băng có nguồn gốc từ tiểu hành tinh mang tên Phaethon với quỹ đạo quay quanh Mặt trời rơi vào khoảng 1,4 năm. Hàng năm vào khoảng ngày 4-17/12, Trái đất sẽ đi vào phần dày nhất của vành đai đất đá bao quanh Phaethon, tạo ra Geminids.
Mưa sao băng Geminids năm nay sẽ xuất hiện ở phía Đông Bắc bầu trời trong đêm 13, rạng sáng 14/12, với mật độ được kì vọng đạt khoảng 30-60 vệt một giờ vào khung giờ cao điểm.
Theo tờ National Geography, chúng ta có thể quan sát cơn mưa sao băng lớn nhất năm này ở khắp mọi nơi trên trái đất.
Trăng thượng huyền sẽ lặn sớm sau nửa đêm để lại bầu trời tối thuận lợi cho một buổi quan sát mưa sao băng lúc sáng sớm.
Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng.
Mưa sao băng Ursid (Tiểu Hùng): 22/12
Những mảnh vụn của sao chổi 8P/Tuttle sẽ băng qua trái đất vào khoảng từ 17 - 23/12 và đạt cực điểm vào ngày 22. Trung bình mưa sao băng Ursid tạo ra khoảng 15 vệt một giờ, đặc biệt vào giờ cao điểm có thể lên đến 30 vệt.
Vào thời điểm này, Mặt trăng gần tròn sẽ lấn át đa số các vệt sao ngoại trừ những sao băng sáng nhất. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn có thể có khả năng thấy được một vài sao băng sáng.
Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng.
Tôn Vỹ (Dịch)