Cách thức Trần Phương Bình "che mắt" Thanh tra ngân hàng Nhà nước giấu sai phạm

Cách thức Trần Phương Bình "che mắt" Thanh tra ngân hàng Nhà nước giấu sai phạm

Võ Công Thư

Võ Công Thư

Thứ 4, 28/11/2018 18:57

Bị cáo Bình cho biết, khi thanh tra, NHNN báo trước vài ngày để DongABank chuẩn bị nội dung cho việc thanh tra. Nếu thấy có nội dung liên quan hoạt động ngân quỹ thì bị cáo Bình sẽ chỉ đạo nhân viên điều chuyển các khoản khống tới chi nhánh khác, nơi NHNN không thanh tra.

Chiều 28/11, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).

Trong buổi xét hỏi đầu tiên, HĐXX tiến hành xét hỏi bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch hội đồng Tín dụng DongABank) và bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó Tổng Giám đốc DongABank liên quan đến sai phạm, gây thiệt hại trên 3.600 tỷ đồng tại DongABank.

Hồ sơ điều tra - Cách thức Trần Phương Bình 'che mắt' Thanh tra ngân hàng Nhà nước giấu sai phạm

Bị cáo Trần Phương Bình (ở giữa) tại tòa.

Bị cáo Trần Phương Bình khai, trước khi chuyển về công tác tại DongABank, Bình là giáo viên tại trường trung cấp Tài chính TP.HCM trong giai đoạn từ năm 1983 - 1992. Đến ngày 1/7/1992, Bình chính thức chuyển về làm việc tại nhà băng này với chức danh Phó Tổng giám đốc DongABank.

“Bị cáo học đại học kinh tế từ 1978 – 1982 với chuyên ngành kinh tế thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1983, bị cáo về trường trung cấp tài chính TP.HCM chuyên giảng dạy về các môn chuyên ngành bị cáo học”, ông Bình trình bày.

Đến tháng 7/1992, DongABank được thành lập, người giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng tại thời điểm này là bà Cao Thị Ngọc Dung (thời điểm đó là cửa hàng trưởng cửa hàng vàng bạc Phú Nhuận và cũng là vợ của bị cáo).

Ngay từ khi DongABank đi vào hoạt động, bị cáo Bình đã về ngân hàng và giữ cương vị Phó Tổng giám đốc DongABank.

Chủ tọa hỏi bị cáo Bình ai là người đã đưa bị cáo về DongABank làm Phó Tổng giám đốc, bị cáo Bình cho biết: “Bị cáo được UBND quận Phú Nhuận mời về. Thời điểm thành lập DongABank, cửa hàng vàng bạc Phú Nhuận (vợ của Bình làm cửa hàng trưởng) đã giúp cho UBND quận Phú Nhuận giải quyết hậu quả của trung tâm tín dụng quốc gia. Trên cơ sở đó, nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kim có làm việc với UBND Phú Nhuận và đề nghị thành lập thử một ngân hàng cổ phần. Lúc đó, UBND Phú Nhuận có văn bản xin bị cáo từ trường về làm việc tại DongABank”.

Đến năm 1997, các cổ đông chính thức bổ nhiệm Bình làm Tổng giám đốc DongABank. Từ năm 1997 đến năm 2015, DongABank có 39 lần tăng vốn điều lệ, và những sai phạm của bị cáo Bình xuất hiện trong giai đoạn này.

Với vai trò là Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DongABank, Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư của nhà băng này, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho DongABank hơn 3.600 tỷ đồng.

Cụ thể, bị cáo Bình mua hơn 74.000 cổ phần DongABank với số tiền 1.160 tỷ đồng; chi lãi ngoài 437 tỷ đồng và 650 lượng vàng; hơn 24 triệu USD và hơn 15.000 lượng vàng trong việc kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép... Đặc biệt, bị cáo Bình dùng gần 65 tỷ đồng để tất toán cho khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh, nguyên cán bộ điều tra Công an TP.HCM (Nguyễn Hồng Ánh cũng bị đề nghị truy tố trong vụ án này).

Hành vi nêu trên của bị cáo Bình đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Đến năm 2014, ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới bắt đầu thanh tra toàn diện DongABank và phát hiện sai phạm. Trả lời cụ thể về hoạt động thanh tra của NHNN, bị cáo Bình cho biết, khi thanh tra, NHNN báo trước vài ngày để DongABank chuẩn bị nội dung cho việc thanh tra.

Khi nhận được văn bản đó, nếu thấy có nội dung liên quan hoạt động ngân quỹ thì bị cáo Bình sẽ chỉ đạo các nhân viên liên quan bằng mọi cách che giấu. Đó là điều chuyển các khoản khống tới các chi nhánh khác, nơi NHNN không thanh tra.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.