Để xác định một người có phạm tội giết người hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như mục đích, lỗi, hoàn cảnh, điều kiện, thực tế xảy ra và hậu quả xảy ra…
Trên phương diện khoa học hình sự thì để quy kết một người phạm tội giết người phải căn cứ vào những dấu hiệu sau cơ bản sau: Thứ nhất, người phạm tội phải là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (đủ 14 tuổi trở lên), thể hiện ở hành vi khách quan của tội phạm bao gồm cả hành động và không hành động. Thứ hai, về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì hành vi đó phải là hành vi tước đoạt tình mạng của người khác trái pháp luật (điều này để phân biệt với việc giết người ở dạng khác như khi thực hiện nhiệm vụ: thi hành án tử hình...).
Thứ ba, về lỗi hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi được thực hiện do cố ý, có nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành động (không hành động) của mình tất yếu gây ra cái chết của nạn nhân. Thứ tư, chủ thể là nạn của hành vi giết người phải là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người (khác với xâm phạm thi thể, mồ mả…)
Trên phương diện khoa học hình sự thì để quy kết một người phạm tội giết ngưởi
phải căn cứ vào những dấu hiệu.
Tuy nhiên, vấn đề hậu quả xảy ra sau hành vi phạm tội vẫn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, giới luật học quan tâm nhất. Nhiều người cho rằng để truy cứu trách nhiệm về tội giết người bắt buộc phải có hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, số khác lại khẳng định kể cả trong trường hợp chưa có hậu quả chết người xảy ra vẫn có thể truy cứu về tội giết người.
Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra luận giải rằng: Để định tội danh một người phạm tội giết người thì điều đầu tiên là phải có bằng chứng về một người đã chết. Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam truy cứu tội giết người ngay cả khi hành vi đó mới có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội. Như vậy là mâu thuẫn với nguyên lý chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra chưa được chấp thuận ở Việt Nam. Bởi lẽ, trên thực tế chủ thể thực hiện hành vi cố ý giết người, mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể đó thì vẫn truy tố về tội giết người. Trong khoa học hình sự Việt Nam có sự phân biệt giữa phạm tội chưa đạt và phạm đã đạt, phạm tội chưa hoàn thành và phạm tội đã hoàn thành. Đối với hành vi phạm tội đã hoàn thành, hành vi phạm tội đã xảy ra thì mặc dù người phạm tội chưa đạt mục đích mong muốn, hậu quả chết người chưa xảy ra vẫn được coi là cấu thành tội giết người.
Băng Tâm (tổng hợp)