Có lẽ từ xưa đến nay, quan niệm "vô sản” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người chúng ta đến mức ai ai cũng mặc định cứ “nghèo là cao quý”.
Dường như cặp đôi “nghèo”, “cao quý” luôn đi liền với nhau trên từng cây số nên cái nghề “cao quý” nhất trong tất cả những nghề cũng luôn bị mặc định phải “nghèo” và không được phép thoát nghèo.
Và đúng thế thật, bất cứ ai làm nghề giáo khi “được” lên báo, chỉ có hai trường hợp một là: “Cảm động giáo viên nghèo…”, “Xúc động trước tấm gương nhà giáo nghèo…”, “Rớt nước mắt trước hoàn cảnh khó khăn của thầy/cô giáo…” và hai là “Bức xúc trước hành động bạo lực của thầy/cô giáo…”, “Cư dân mạng phẫn nộ với hình ảnh thầy/cô giáo…”
Một là “về đỉnh cao” với tính từ “nghèo”, hai là “về vực sâu” với những hành động thiếu tính mô phạm chứ tuyệt đối không hề có một bài báo nào tôn vinh người giáo viên thoát nghèo, giàu có cả bởi dường như cái nghề này trong mắt mọi người cứ giàu là không chân chính.
Quy định cấm dạy thêm, học thêm đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh họa: Internet.
Đương nhiên, việc dạy thêm để làm giàu của giáo viên cũng bị cấm đoán và đưa ra để mổ xẻ. Có người đồng tình, người phản đối, người thì “chẳng biết thế nào mà lần”. Nhưng sau tất cả, chỉ cần một câu nói đánh trúng vào sự “tự ái” của những bậc phụ huynh: “Thầy cô giáo dạy thêm chẳng khác nào lấy học sinh ra làm công cụ kiếm tiền” thì đồng loạt, những người đã từng đồng tình, những người “lưng lửng” hầu như đều quay ra phản đối việc để “bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước” không bị “lợi dụng”.
Nhưng các bạn ơi, xét cho cùng thì bất cứ việc gì có thể làm ra tiền tựu chung lại cũng đều là “kinh doanh”. Và riêng với nghề giáo thì công cụ, mặt hàng để kinh doanh là kiến thức, khách hàng là những học sinh chứ học sinh không hề là công cụ kiếm tiền như ph