Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo

Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo

Trần Quốc Thông

Trần Quốc Thông

Thứ 3, 21/11/2017 09:28

Không chỉ hỗ trợ dụng cụ học tập miễn phí, ông còn bán cả đất để lấy tiền mở rộng phòng học cho trẻ em nghèo.

image

Clip: Thầy giáo bán đất mở lớp, nuôi cơm trẻ em nghèo

Cứ mỗi chiều, căn nhà số 166 Phan Anh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM của ông Đoàn Minh Hùng lại rộn rã tiếng cười trẻ nhỏ. Các em đến để tham gia lớp học do ông Hùng phụ trách. Mặc dù, ông Hùng xuất thân chỉ là một người nông dân nghèo, nhưng các em đến học đều gọi ông với cái tên đáng kính: Thầy Hùng.

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo

Không gian học tập là căn phòng có diện tích khoảng 50m².

Bảo (9 tuổi), đang học ở đây chia sẻ, em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hiện em đang sống cùng mẹ nuôi. Ngày thường, em phải đi bóc vỏ đậu phộng để kiếm tiền phụ gia đình. Tối đến, Bảo mượn tạm chiếc xe đạp cà tàng của mẹ nuôi để đến lớp. “Học ở đây rất vui và có nhiều bạn bè nên em đi học rất chuyên cần”, Bảo nói.

Không chỉ riêng Bảo, nơi đây còn nhiều em khác có hoàn cảnh rất éo le. Hầu hết, các em ban ngày phải đi làm kiếm tiền, chiều muộn về tranh thủ dành chút thời gian đến lớp.

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo (Hình 2).

Học sinh đến lớp đa phần là trẻ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn.

Sợ các em đói dẫn đến việc học không hiệu quả, ông Hùng quyết định hỗ trợ mỗi em một suất cơm trước khi vào học. Suốt 9 năm qua, đều đặn từ thứ Hai đến Chủ nhật, các em đến lớp là được ăn cơm chay miễn phí.

Ông Hùng tâm sự: “Có thực mới vực được đạo. Các em phải được ăn no, đủ chất thì cơ thể mới khỏe mạnh. Có khỏe mạnh, trí óc mới sáng suốt, học hành mau tiến bộ”. 

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo (Hình 3).

Các em đến học đều được hỗ trợ cơm chay miễn phí.

Ông Hùng kể: “Tôi quê gốc ở huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Khi lên 1 tuổi, cha mẹ tôi ly hôn. Vì tuổi thơ cơ cực nên tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Khi lớn lên, vì muốn thay đổi cuộc sống, tôi lên TP.HCM lập nghiệp và lấy vợ sinh con.

Ở xóm trọ cũ kỹ chật chội, nơi chỉ có những người lao động nghèo, tôi thấy những đứa trẻ nhập cư đều không được đến trường, chúng phải lang thang khắp nơi để kiếm sống. Nghĩ thương tụi nhỏ, nên tôi quyết định mở lớp dạy các em vào buổi tối”.

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo (Hình 4).

Các em đến lớp còn được hỗ trợ thêm sách vở, dụng cụ học tập. 

Được biết, những giáo viên đứng lớp tại đây không chỉ có sinh viên mà còn có cả những người đang đi làm. Thư (18 tuổi) chia sẻ: “Thời gian rảnh, em thường chạy qua hỗ trợ thầy Hùng hướng dẫn các em. Hồi trước, em cũng học ở đây”.

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo (Hình 5).

Thư - học trò cũ trong lớp học của ông Hùng tranh thủ thời gian rảnh đến dạy các em có hoàn cảnh khó khăn.

Để duy trì lớp học đến ngày hôm nay, vợ chồng ông Hùng đã phải xoay sở đủ kiểu. Ngoài tiền bán đất, ban ngày, ông đi khắp khu phố hành nghề sửa cân đồng hồ dạo. Vợ ông tranh thủ nhập thêm rau, củ, quả cho các tiểu thương ở chợ kiếm thêm tiền chăm lo cuộc sống.

Gia đình - Cảm phục lão nông bán đất mở lớp học, nuôi cơm trẻ em nghèo (Hình 6).

Để duy trì lớp học đến ngày hôm nay, vợ chồng ông Hùng đã phải xoay sở đủ kiểu. 

Đến nay, lớp học của ông Hùng có khoảng 100 em, được chia thành 10 lớp nhỏ. Tùy vào trình độ, các em sẽ được sắp xếp vào lớp phù hợp. Không chỉ có trẻ nhập cư, nhiều em sống gần lớp cũng dành thời gian đến học tập.

Ông Bùi Minh Hùng, Trưởng khu phố 4, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú cho biết: "Ông Hùng sống giản dị, bà con lối xóm ai cũng yêu quý. Ông cũng tích cực tham gia các hoạt động khuyến học của phường".

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.