Cần bao nhiêu năm để EU thoát hoàn toàn việc phụ thuộc vào khí đốt Nga?

Cần bao nhiêu năm để EU thoát hoàn toàn việc phụ thuộc vào khí đốt Nga?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 01/07/2022 07:00

Cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch cho rằng EU có thể cần hơn 3 năm để thay thế lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga nếu nguồn cung bị cắt.

Đây là cảnh báo được đưa ra trong báo cáo công bố trên trang web của Fitch trong tuần này.

“Với Fitch, việc đột ngột bị cắt nguồn cung không phải là trường hợp cơ bản mà là một rủi ro. Bulgaria và Ba Lan đã bị ngắt kết nối trong khi nguồn cung cho các thành viên EU khác cũng bị cắt giảm. Những vấn đề về nguồn cung và cơ sở hạ tầng có nghĩa là EU có thể cần hơn 3 năm để bù đắp việc mất hoàn toàn nguồn cung khí đốt của Nga", Fitch cho hay.

Nếu nguồn cung của Nga ngừng, các nước EU “sẽ phải đối mặt với một cú sốc vĩ mô đáng kể”, bao gồm tăng trưởng kinh tế giảm và lạm phát cao hơn.

Fitch dự đoán Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc là những quốc gia dễ bị cắt nguồn cung khí đốt nhất, vì những nước này phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga và thiếu các nguồn thay thế. Ba Lan, Litva và Romania sẽ an toàn hơn vì họ đã đảm bảo phần lớn nguồn cung cấp thay thế hoặc có sản xuất trong nước.

Vào tháng 4, Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan từ chối tuân thủ cơ chế thanh toán mới với khí đốt dựa trên đồng rúp mà Nga đưa ra và Gazprom đã cắt nguồn cung của những nước này. Đầu tháng 6, gã khổng lồ năng lượng Nga cũng giảm gần 60% khối lượng vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream tới Đức với lý do các vấn đề kỹ thuật do lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Những sự kiện này đã làm dấy lên lo ngại khắp châu Âu rằng Nga có thể cắt khí đốt hoàn toàn, khiến các nước châu Âu phải công bố các biện pháp khẩn cấp. Theo các biện pháp này, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ phân chia lượng khí đốt và hồi sinh các nhà máy năng lượng chạy bằng than.

Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. EU đang tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga, song việc áp lệnh cấm vận khí đốt tạo sự chia rẽ sâu sắc trong khối này bởi một số nước phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Moscow.

Minh Hoa (t/h theo Lao Động, VTC)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.