Cán bộ chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường: Phản cảm và vi phạm pháp luật

Cán bộ chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường: Phản cảm và vi phạm pháp luật

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 3, 31/10/2017 11:39

"Cán bộ chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường là vi phạm pháp luật, là cản trở giao thông, là cưỡng đoạt, chứ không chỉ chuyện thu tiền", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Bên hành lang QH sáng 31/10, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ xung quanh chuyện không nộp tiền làm đường, cán bộ thôn ra chặn xe đám cưới ở thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Hành vi của cán bộ huy động mọi người ra chặn đường xe cô dâu là hình ảnh vô cùng phản cảm".

Xã hội - Cán bộ chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường: Phản cảm và vi phạm pháp luật

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: "Chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường là hành vi vô cùng phản cảm".

ĐB Nhưỡng cho biết: "Đừng nói đến chuyện nhận thức của người dân, nhận thức của cán bộ là sai. Ngày thiêng liêng của dân, anh ra chặn xe, chặn cô dâu chú rể cả một tiếng đồng hồ, tôi cho đó là hành vi phản cảm.

Tôi không biết các cán bộ này coi đám cưới, đám ma, đám giỗ của gia đình họ như thế nào để mà có thể làm như thế với dân".

Từ câu chuyện này, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm: “Xây dựng nông thôn mới ta làm rất nhiều, huy động nhiều nguồn lực để làm. Thực hiện các biện pháp nào, giám sát như thế nào để sử dụng được tất cả các nguồn lực là vô cùng quan trọng.

Điểm này phải cần công khai, minh bạch. Có chính sách rõ ràng. Không thể lẫn lộn giữa biện pháp quản lý xã hội và  quản lý Nhà nước. Anh không thể tự cho mình quyền muốn chặn ai, bắt ai bất kỳ lúc nào. Việc này cần phải có xem xét trách nhiệm và xử lý hết sức nghiêm túc”.

Xem xét trách nhiệm cán bộ đã thực hiện hành vi sai phạm nếu chúng ta đối chiếu với các quy định chung, tùy tính chất mức độ để chúng ta xử lý .

Qua vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng cách ứng xử đó giống “cường hào” mới ở nông thôn, ĐB Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ quan điểm: “Thực ra đây là hành vi phản cảm, thứ nữa làm mất đi ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Chúng ta xây dựng nông thôn mới mà những người lãnh đạo ở những vùng nông thôn mới ấy không phải là con người mới. Hành vi của họ không phải của lãnh đạo vùng nông thôn mới”.

Dưới góc độ pháp lý, vị Ủy viên ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH phân tích: “Nói thẳng ra đó là vi phạm pháp luật, anh cản trở giao thông. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác, chứ không chỉ là thu tiền. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành và tội cưỡng đoạt".

Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: “Để ngăn chặn tình trạng này, đầu tiên chúng ta phải có sự chỉ đạo chung. Chính phủ phải giao cho bộ NN&PTNT có sự chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Làm thế nào để chúng ta vận động, các hình thức vận động phải vừa hiệu quả đồng thời không gây ra phản ứng.

Một mặt chúng ta rất thông cảm với cán bộ cơ sở khi họ chịu sức ép về các chỉ tiêu, nhưng không phải thực hiện chỉ tiêu bằng mọi giá. Việc xâm phạm vào quyền lợi ích hợp pháp của bà con nông dân đặc biệt ở nông thôn có rất nhiều hộ gia đình vô cùng khó khăn là không được phép. Cán bộ địa phương sử dụng quyền Nhà nước làm những chuyện vượt quá thẩm quyền là sự lạm quyền, lộng quyền cần có sự giáo dục chỉ đạo ngay lập tức”.

Đỗ Thơm

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.