Cán bộ lên tiếng về việc xử lý 8 con hổ bị chết sau giải cứu ở Nghệ An

Cán bộ lên tiếng về việc xử lý 8 con hổ bị chết sau giải cứu ở Nghệ An

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 7, 07/08/2021 10:55

Sau khi giải cứu, 8/17 cá thể hổ đã chết sau khi dùng thuốc mê, cơ quan chức năng ở Nghệ An sẽ xử lý ra sao.

Liên quan đến việc xử lý 8/17 cá thể hổ chết sau khi bắt giữ ở 2 nhà dân tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, ông Lê Đại Thắng - Phó phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết: "Đây là hổ nuôi trong hầm lâu năm, nên khi vận chuyển ra khu vực khác có thể thay đổi môi trường đột ngột, dẫn đến hổ chưa thể thích nghi ngay được. Nguyên nhân chính xác vì sao hổ chết vẫn phải chờ cơ quan điều tra làm rõ".

Ông Thắng giải thích thêm: "Việc xử lý hổ chết phải chờ kết quả của cơ quan điều tra về nguồn gốc nuôi nhốt mới đưa ra được biện pháp xử lý theo thông tư 29 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước".

Về 8 cá thể hổ chết, Thượng tá Trần Phúc Thịnh - Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đây là tang vật vụ án nên các cá thể hổ đang được bỏ vào tủ đông lạnh bảo quản để tiếp tục điều tra.

"Quá trình giải cứu hổ nuôi nhốt có lực lượng cơ quan thú y gây mê. Hổ chết có liên quan trong quá trình gây mê hay không thì chưa thể khẳng định", Thượng tá Thịnh thông tin.

Trước đó, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ 17 cá thể hổ nuôi nhốt trái phép trong nhà 2 hộ dân ở xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An). Chuồng nuôi nhốt hổ được làm bằng lồng sắt rất chắc chắn.

An ninh - Hình sự - Cán bộ lên tiếng về việc xử lý 8 con hổ bị chết sau giải cứu ở Nghệ An

Số hổ sau khi bị bắt giữ được bỏ vào lồng sắt (Ảnh Vietnamnet)

Chủ cơ sở thứ nhất là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1982) và chị Hồ Thị Thanh (SN 1990), ở xóm Nam Vực, nuôi 14 cá thể hổ đã trưởng thành. Hai người này khai nhận, tự cải tạo chuồng trại với diện tích 80m2, bao bọc sắt thép chắc chắn. Số hổ này được đưa từ Lào về nuôi từ khi còn nhỏ, đến nay mỗi con có trọng lượng đạt gần 200kg.

Chủ cơ sở thứ hai là bà Nguyễn Thị Định (SN 1971), xóm Phú Xuân, nuôi nhốt 3 cá thể hổ. Bà Định đã xây dựng hệ thống tầng hầm nuôi hổ với diện tích 120m2. Mỗi cá thể hổ ở đây nặng từ 225kg đến 265kg.

Quá trình thu giữ 17 con hổ nuôi nhốt tại nhà dân ở Nghệ An, cơ quan chức năng phải dùng thuốc gây mê, trói chân và đưa hổ vào lồng sắt cẩu lên xe tải. Tuy nhiên, có 8 con đã chết.

Hiện vụ việc đang được lực lượng Công an Nghệ An tiếp tục điều tra, làm rõ.

Min (Tổng hợp từ Tiền Phong/Vietnamnet)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.