Cán bộ về hưu "muốn xử sao thì xử"?

Cán bộ về hưu "muốn xử sao thì xử"?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Chủ nhật, 24/09/2017 15:00

"Tôi về hưu rồi, muốn xử ra sao thì xử"- câu nói "dậy sóng" dư luận của người đã từng là quan chức đầu tỉnh Gia Lai trước các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây cho thấy sự điềm nhiên đến khó tin.

Theo thông báo mới nhất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó bí thư tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có những sai phạm "nghiêm trọng", đến mức "phải kỷ luật". Đó là những sai phạm của ông này khi còn đương chức như: Chỉ đạo làm đường nhập khẩu gỗ từ Lào trái quy định; vi phạm trong chỉ đạo quản lý đất đai; chỉ đạo bổ nhiệm người thân không đủ điều kiện...

Mắc những sai phạm như trên, nhưng thật bất ngờ, khi được hỏi: Ông có ý kiến gì về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xử lý kỷ luật, ông Dũng điềm nhiên nói rằng: "Tôi nghỉ hưu 2 năm rồi, họ xử thế nào thì xử" (Tuổi trẻ đưa tin ngày 20/9).

Đa chiều - Cán bộ về hưu 'muốn xử sao thì xử'?

Nhiều cán bộ, công chức vẫn quan niệm "về hưu là hạ cánh an toàn" (Ảnh minh họa).

 Phát biểu trên gây bức xúc lớn trong dư luận, khi người ta thấy căn bệnh thâm căn cố đế mà một số cán bộ biến chất đang mắc phải đó là... ung dung với tâm lý về hưu là “hạ cánh an toàn” hoặc tâm lý buông xuôi, phó mặc cho sai phạm kiểu vô can không phải chịu trách nhiệm. Đó cũng là biểu hiện của sự coi thường các hình thức kiểm tra, kỷ luật của cơ quan Đảng khi người này như đã tự khóa cho mình "áo giáp về hưu" và như vậy là vô can, chẳng còn gì để phải giữ thể diện.

Dường như, một bộ phận cán bộ thoái hóa, tư lợi vẫn cho mình cái “quyền” được trơ lỳ trước những sai phạm khi còn đương chức. 

Thế nên, chẳng phải ngẫu nhiên Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo luật Tố cáo (sửa đổi) vừa qua đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc truy trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu.

"Kể cả khi cán bộ, công chức chuyển công tác hoặc không còn là cán bộ công chức, viên chức nhưng có hành vi vi phạm xảy ra trong thời kỳ họ đang là cán bộ, công chức, viên chức thì cần phải được xem xét giải quyết để đảm bảo khách quan, không để sót, để lọt hành vi vi phạm", ông Sáu nhấn mạnh.

Liên quan đến sai phạm của cán bộ, công chức mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa "chỉ mặt đặt tên", dư luận trông chờ vào những “quả đấm thép” trong công cuộc chống tham nhũng; kiểm soát quyền lực, tránh tình trạng vơ vét nhiệm kỳ, bổ nhiệm theo tiêu chí “tiền tệ, hậu duệ”… 

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Ngân Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.