Cận cảnh 139m3 gỗ sa mu quý hiếm bị lâm tặc đốn hạ ở Nghệ An

Cận cảnh 139m3 gỗ sa mu quý hiếm bị lâm tặc đốn hạ ở Nghệ An

Phạm Xuân Chinh

Phạm Xuân Chinh

Thứ 4, 21/03/2018 17:04

Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện tại xã Nậm Càn, thuộc BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ chặt hạ 36 cây sa mu quý hiếm, tổng khối lượng là 139m3. Đến nay, hơn 1 năm đã trôi qua, toàn bộ số tang vật trên mới được vận chuyển ra khỏi rừng để xử lý theo quy định pháp luật.

Tháng 2/2017, trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng chức năng phát hiện tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ chặt phá rừng đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, có 36 cây sa mu dầu quý hiếm có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi bị lâm tặc chặt hạ với tổng khối lượng là 139m3. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ số gỗ trên đã được lực  lượng chức năng vận chuyển ra tập kết tại BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn để chờ xử lý theo quy định.

Tháng 2/2017, trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng chức năng phát hiện tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ chặt phá rừng đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, có 36 cây sa mu dầu quý hiếm có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi bị lâm tặc chặt hạ với tổng khối lượng là 139m3. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ số gỗ trên đã được lực lượng chức năng vận chuyển ra tập kết tại BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn để chờ xử lý theo quy định.

Những cây sa mu này nằm trong địa phận quản lý của Trạm quản lý và bảo vệ rừng Nậm Càn - Na Ngoi, thuộc BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn, nhưng do thiếu trách nhiệm hoặc có sự tiếp tay của lực lượng bảo vệ rừng mà trong thời gian lâm tặc ngang nhiên vào chặt phá không bị phát hiện.

Những cây sa mu này nằm trong địa phận quản lý của Trạm quản lý và bảo vệ rừng Nậm Càn - Na Ngoi, thuộc BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn, nhưng do thiếu trách nhiệm hoặc có sự tiếp tay của lực lượng bảo vệ rừng mà trong thời gian lâm tặc ngang nhiên vào chặt phá không bị phát hiện.

Nhìn số gỗ này thì chúng ta sẽ tưởng tượng được mức độ rừng phòng hộ thuộc BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn quản lý đã bị tàn phá nghiêm trọng đến mức nào. Phải trải qua hàng trăm năm, những cây sa mu dầu mọc trên những đỉnh núi cao mới có được đường kính lớn như vậy.

Nhìn số gỗ này thì chúng ta sẽ tưởng tượng được mức độ rừng phòng hộ thuộc BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn quản lý đã bị tàn phá nghiêm trọng đến mức nào. Phải trải qua hàng trăm năm, những cây sa mu dầu mọc trên những đỉnh núi cao mới có được đường kính lớn như vậy.

Dù bị lâm tặc chặt hạ cách đây hơn 1 năm, bỏ giữa rừng, nhưng do tính chịu mưa nắng tốt nên những phiến gỗ sa mu này vẫn còn mùi thơm đặc trưng và không bị hư hỏng.

Dù bị lâm tặc chặt hạ cách đây hơn 1 năm, bỏ giữa rừng, nhưng do tính chịu mưa nắng tốt nên những phiến gỗ sa mu này vẫn còn mùi thơm đặc trưng và không bị hư hỏng.

Ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn cho hay, phải mất rất nhiều thời gian, đơn vị và lực lượng chức năng mới đưa hết được số gỗ tang vật trên ra khỏi rừng. Đơn vị chịu trách nhiệm trông coi, quản lý số gỗ trên, còn xử lý như thế nào thì tùy thuộc vào sự phán quyết của tòa án.

Ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn cho hay, phải mất rất nhiều thời gian, đơn vị và lực lượng chức năng mới đưa hết được số gỗ tang vật trên ra khỏi rừng. Đơn vị chịu trách nhiệm trông coi, quản lý số gỗ trên, còn xử lý như thế nào thì tùy thuộc vào sự phán quyết của tòa án.

Số gỗ này sau khi kiểm kê đã được đánh số thứ tự theo quy định để chờ xử lý. Liên quan đến sự việc này, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Viết Tình (SN 1984), trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Nậm Càn - Na Ngoi để phục vụ điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ngoài ra, Trưởng BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn và nhiều cán bộ của đơn vị này đã bị cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật.

Số gỗ này sau khi kiểm kê đã được đánh số thứ tự theo quy định để chờ xử lý. Liên quan đến sự việc này, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Viết Tình (SN 1984), trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Nậm Càn - Na Ngoi để phục vụ điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ngoài ra, Trưởng BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn và nhiều cán bộ của đơn vị này đã bị cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật.

Ngoài những tấm gỗ hình chữ nhật, lực lượng chức năng còn phát hiện và vận chuyển ra khỏi rừng những khúc gỗ sa mu hình tròn nguyên khối, có đường kính hơn 1m.

Ngoài những tấm gỗ hình chữ nhật, lực lượng chức năng còn phát hiện và vận chuyển ra khỏi rừng những khúc gỗ sa mu hình tròn nguyên khối, có đường kính hơn 1m.


 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.