Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn

Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Thứ 2, 25/02/2019 20:00

Điểm nhấn của lễ hội đền Cờn là 4 chiếc "kiệu bay" sẽ được tung lên trời và đưa ra biển. Trong đó, 23 thiếu nữ đồng trinh, độ tuổi từ 16-18 tuổi sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ.

Độc đáo màn rước kiệu bay tại lễ hội Đền Cờn

Clip: Độc đáo màn rước kiệu "bay" tại lễ hội Đền Cờn

Lễ hội đền Cờn, phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An được tổ chức trong 2 ngày 25-26/2 (tức 21-22 tháng Giêng). Được người dân ca truyền là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ nên hàng năm cứ đến dịp lễ hội đền Cờn lại có rất đông người dân và du khách thập phương về đây kính hương và tham gia lễ hội.

Lễ hội đền Cờn được tổ chức gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần Lễ bao gồm các lễ khai quang, yết cáo, khai hội, lễ mới, lễ cầu ngư, lễ rước voi, rước ngựa, hợp tế, yết vị, đại tế và lễ tạ. Phần hội gồm triển lãm tranh, văn nghệ, thi đấu đua thuyền, thể thao...

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn

Cầu ngư trở thành phần lễ quan trọng nhất mùa lễ hội đền Cờn hàng năm

Điểm nhấn trong lễ hội chính là lễ cầu ngư – cầu cho quốc thái dân an vào ngày 25/2. Theo quy định, 4 chiếc kiệu được sử dụng cho phần lễ này nặng khoảng 3 tạ, được sơn son thếp vàng, chạm trổ đẹp mắt đã được chuẩn bị từ trước để rước ra biển.

Bảo vệ kiệu sẽ có 23 thiếu nữ đồng trinh, độ tuổi từ 16-18 tuổi, mặc trang phục áo dài truyền thống, tay cầm đao kiếm gỗ. Mỗi chiếc kiệu được một tổ gồm 18-20 thanh niên trai tráng chưa vợ trong vùng khiêng vác.

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 2).

23 thiếu nữ đồng trinh làm nhiệm vụ bảo vệ.

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 3).

Các thiếu nữ được tuyển chọn độ tuổi từ 16-18 tuổi, vô cùng xinh đẹp.

Khi khiêng kiệu, tổ thanh niên sẽ rước đi dọc bãi biển vừa đi vừa tung kiệu lên cao đến địa điểm cầu ngư. Mỗi lần chiếc kiệu được nhóm thanh niên tung lên không trung, người dân vây quanh lại hào hứng reo hò vui mừng.

Kết thúc màn rước kiệu sẽ đến chủ tế dâng hương hoa, các lễ vật như bánh chưng, bánh dày, bánh kẹo, hoa quả. Khi xong phần lễ, người dân xung quanh sẽ ồ ạt chạy vào mâm lễ để "cướp" các vật phẩm với mong muốn có được may mắn trong năm.

Lễ cầu Ngư đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển Hoàng Mai, cầu cho một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản.

Chiêm ngưỡng màn tung kiệu độc đáo trong lễ hội đền Cờn:

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 4).

Hàng vạn người dân tham gia lễ hội Đền Cờn 2019.

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 5).

4 chiếc kiệu được sơn son thếp vàng chạm trổ đẹp mắt nặng khoảng 3 tạ được đưa ra biển

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 6).

Kiệu bay được 18 chàng trai khỏe mạnh, chưa có vợ sẽ lao thẳng ra biển với tốc độ rất nhanh.

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 7).

Người dân quan niệm khi chui qua kiệu 3 lần sẽ mang lại nhiều niềm may mắn cho mình và gia đình cả năm.

Văn hoá - Cận cảnh 23 trinh nữ xinh đẹp cầm đao kiếm bảo vệ “kiệu bay” đền Cờn (Hình 8).

Mục đích của màn kiệu bay là cầu mong trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.