Trao đổi với PV, ông Bùi Đăng Phong – giám đốc Trung tâm Bảo tồn Rùa cho biết: “Ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn loài rùa Trung Bộ ở Việt Nam. Hiện nay, số lượng của loài này trong tự nhiên đang bị suy giảm nhanh chóng do tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép và mất môi trường sống”.
Trách nhiệm của Việt Nam là phải tích cực bảo vệ loài rùa đặc hữu này khỏi nạn săn bắt, buôn bán trái phép và đảm bảo rằng chúng ta sẽ không mất thêm một loài động vật đặc hữu quý hiếm nào nữa - Ông Phong cho biết thêm.
Được biết, 71 cá thể rùa trở về từ châu Âu lần này sẽ được đoàn tụ với hơn 200 cá thể rùa khác đang được cứu hộ tại Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương. Tất cả các cá thể này đều được thu giữ từ những vụ buôn bán trái phép, do người dân tự nguyện chuyển giao hoặc được sinh ra tại Trung tâm Bảo tồn rùa.
Sau khi được chăm sóc tại Trung tâm Bảo tồn một thời gian, 71 cá thể rùa này sẽ được thả về môi trường sống tự nhiên phù hợp nhất tại tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là một phần trong dự án Bảo tồn rùa Trung Bộ (MAP) thuộc chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP).
Một số hình ảnh tại buổi giao nhận rùa Trung Bộ tại vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) vào sáng nay (19/8):
Đo cẩn thận chiều dọc thân rùa
Cân trọng lượng chi tiết từng con
Phân tích đặc điểm tuổi đời của cá thể rùa Trung Bộ
Nhiều cá thể vừa mới nở cũng được mang về Việt Nam
Các cá thể rùa sẽ được nhỏ một chất tạo dính trên mai...
Rồi quết một lớp sơn để đánh dấu
Ghi chép từng chi tiết của các cá thể để tiện trong quá trình theo dõi
Các cá thể rùa được phân biệt bằng tuổi đời. Mỗi một năm rùa Trung Bộ lại có
thêm một vòng trên mai
Ông Bùi Đặng Phong (bên trái), giám đốc Trung tâm Bảo tồn Rùa đang tiếp nhận các cá thể
rùa Trung Bộ tại rừng quốc gia Cúc Phương
71 cá thể rùa Trung Bộ sẽ được chăm sóc đặc biệt tại rừng quốc gia Cúc Phương, sau đó sẽ được thả về với môi trường sống tự nhiên tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian sớm nhất.