Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn

Ngô Thị Huyền

Ngô Thị Huyền

Thứ 6, 14/02/2025 15:10

Việc phát lộ con đường có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử góp phần quan trọng giúp các nhà khảo cổ trong việc xác định lối đi của con đường “thiên lý Bắc-Nam” và hiểu thêm cách người xưa vượt đèo Ngang hiểm trở.

Phát lộ con đường "Thiên lý Bắc - Nam"

Con đường này dài hơn 1km với hơn 1.000 bậc đá cổ, được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, cách ngày nay khoảng 200 năm. Điểm khởi đầu của con đường đá cổ nằm tại bia Hạ Mã, trước cổng đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đường men theo triền núi, xuyên qua khu rừng rậm rạp, dẫn lên đỉnh đèo Ngang qua Hoành Sơn quan, để qua phía Hà Tĩnh.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 1.

Con đường "Thiên lý Bắc - Nam" vừa được phát lộ.

Theo ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, từ thông tin của các bậc cao niên ở địa phương xã Quảng Đông, huyện đã tổ chức khảo sát và phát hiện dấu tích của một lối mòn được xếp bằng các bậc đá cổ xưa, xếp lên nhau, vừa dấu chân, nối từ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên cổng Trời (Hoành Sơn quan). 

Việc phát hiện này có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử, góp phần quan trọng giúp các nhà khảo cổ trong việc xác định lối đi của con đường “thiên lý Bắc-Nam” và hiểu thêm cách người xưa vượt đèo Ngang hiểm trở.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 2.

Con đường dài hơn 1km với hơn 1.000 bậc đá cổ.


Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 3.

Những tảng đá cổ vẫn còn nguyên hiện trạng.

Dọc đường, đi khoảng 300m men theo triền núi có những dấu tích lịch sử quan trọng ẩn mình dưới tán rừng rậm rạp. Đó là ngôi mộ dựng lên bằng đá cổ rất lớn nằm xen lẫn giữa cây cỏ hoang vu.

Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, ngôi m cổ này có thể là nơi yên nghỉ tập thể của các binh lính xưa, những người đã hy sinh trong nhiệm vụ canh giữ Hoành Sơn Quan - một cửa ngõ quân sự quan trọng dưới thời Nguyễn, bảo vệ vùng biên ải phía Nam để vào Kinh thành Huế.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 4.

Một ngôi mộ cổ lớn nằm dọc đường đi.

Câu chuyện về tấm bia Hạ Mã cũng khiến nhiều người không khỏi tò mò. Theo các bậc cao niên, tấm bia này được dựng lên thời xưa như một biểu tượng cho sự tôn kính với các bậc thần linh và vua chúa, đồng thời là điểm nhắc nhở mọi người khi đi qua đây phải xuống ngựa, cúi đầu để thể hiện lòng thành kính.

Hoành Sơn hiểm trở

Vào nhiều thế kỷ trước, trên con đường “Thiên lý Bắc Nam”, khi đi từ địa phận tỉnh Hà Tĩnh sang tỉnh Quảng Bình hoặc ngược lại, các bậc tiền nhân phải men theo các bậc đá trên tuyến độc đạo này để vượt đỉnh Hoành Sơn hiểm trở.

Sau này, khi tuyến đường hiện đại vượt đèo Ngang được xây dựng vào thời Pháp thuộc, con đường mà tiền nhân đi lại ngày xưa ít người qua lại và theo thời gian bị vùi lấp bởi cây cỏ dại.

Sau gần một giờ đi bộ sẽ đặt chân đến đỉnh Hoành Sơn, nơi có di tích Hoành Sơn Quan mà người dân địa phương quen gọi là "Cổng Trời". Đây là điểm cao nhất của dãy núi, người dân quan niệm rằng đến nơi đây là có thể chạm tay đến bầu trời.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 5.

Di tích Hoành Sơn quan.

Không chỉ là một di tích lịch sử, khu vực này còn mang giá trị văn hóa, tâm linh và kiến trúc đặc sắc, xứng đáng trở thành điểm đến du lịch, nghiên cứu lịch sử.

Theo sử sách ghi lại, Hoành Sơn quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), cửa ải được xây trên núi, xung quanh được xây dựng bằng đá núi, phía trước có mở một cửa, bên tả bên hữu có tường ngăn, có trại lính.

Đội quân xây dựng Hoành Sơn quan là 300 người, do thự Bố Chính là Trần Văn Tuân cai quản, thời gian hoàn thành là 1 tháng, sau khi hoàn thành thì 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau canh giữ.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 6.

Di tích Hoành Sơn Quan hướng ra mái núi Hà Tĩnh.

Cửa ải Hoành Sơn quan ngày xưa là một điểm quan trọng trấn giữ con đường “thiên lý Bắc-Nam” với cổng Hoành Sơn có chiều cao hơn 4m, được khởi công từ năm Minh Mạng thứ 14. Theo đó, trong thời gian này, tuyến đường “thiên lý Bắc-Nam” cũng được xây dựng với mỗi bên có 1.000 bậc thang đá để khách bộ hành qua lại. 

Hiện, 1.000 bậc thang đá phía Nam ải Hoành Sơn quan với chiều dài khoảng 1km, dấu tích của con đường thiên lý Bắc-Nam xưa đã được huyện Quảng Trạch tổ chức phát lộ, khôi phục.

Cận cảnh con đường "thiên lý Bắc - Nam" qua dãy Hoành Sơn- Ảnh 7.

Đường lên Hoành Sơn quan ở phía Bắc.

Theo ông Nguyễn Chí Thắng, thư Huyện ủy Quảng Trạch, việc địa phương tổ chức khôi phục "con đường thiên lý" Bắc - Nam tồn tại gần 200 năm mang ý nghĩa chiến lược không chỉ về mặt lịch sử và văn hóa mà còn đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương trong tương lai.

"Bên cạnh việc nghiên cứu để bảo tồn nguyên vẹn nhất có thể những giá trị gốc của tuyến đường, trong tương lai sẽ tổ chức khai thác các dịch vụ du lịch độc đáo, tạo điểm nhấn thu hút du khách gần xa. 

Có thể đây là cụm di tích kết nối với Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh - lên Hoành Sơn Quan và Khu m Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là một cách để gắn kết di sản văn hóa với cuộc sống hiện đại, tạo ra động lực phát triển lâu dài cho cộng đồng", Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch nhấn mạnh.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.