Khoáng vật hay khoáng chất nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta, từ những vệt lấp lánh trong sỏi hoặc cát cho đến những viên ngọc thực sự ẩn giấu. Theo Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ, khoáng chất là các nguyên tố hoặc hợp chất vô cơ có trong tự nhiên, nghĩa là chúng không chứa carbon. Mỗi loại khoáng chất thể hiện trật tự trong cấu trúc bên trong của nó và có một thành phần hóa học độc đáo. Dạng tinh thể của khoáng chất, cũng như các tính chất vật lý khác của nó, có thể khác nhau.
Khoáng sản hiếm nhất trên Trái Đất là kyawthuite. Chỉ có một tinh thể, được tìm thấy ở vùng Mogok của Myanmar. Cơ sở dữ liệu khoáng chất của Caltech mô tả nó là một viên đá quý nhỏ màu cam đậm (1,61 carat) mà Hiệp hội Khoáng vật học Quốc tế chính thức được công nhận vào năm 2015.
Tuy nhiên, người ta biết rất ít về kyawthuite, do mẫu vật quá ít nên giới nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm được nhiều thông tin về cấu tạo và thành phần của kyawthuite.
Đáng chú ý, ngoài kyawthuite, khoáng vật hiếm thứ hai trên thế giới cũng được tìm thấy ở Myanmar với tên gọi painite xuất hiện dưới dạng các tinh thể lục giác màu đỏ đậm (dù có một số trường hợp ngoại lệ hơi hồng).
Dù hiện nay có thể tìm thấy painite dễ dàng hơn trước, khoáng chất này vẫn cực hiếm và cấu trúc hóa học của nó khiến nó trở thành một bí ẩn khoa học
Theo George Rossman, giáo sư khoáng vật học tại Caltech và đã nghiên cứu về painite từ những năm 1980, vào năm 1952, nhà sưu tập đá quý người Anh Arthur Pain đã mua được hai viên đá màu đỏ ở Myanmar.
Rossman cho biết rất khó kiếm được loại painite phù hợp để làm đồ trang sức sang trọng vì chúng cực hiếm và được trả giá lên tới 60.000 USD/carat (đắt gấp 5 đến 35 lần kim cương), càng ít tỳ vết càng có giá trị cao.
Quốc Tiệp (theo Live Science)