Cao Thắng (SN 1864) quê ở thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, tổng An Ấp, huyện Hương Sơn nay thuộc xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Từ nhỏ ông được học hành chu đáo và có một lòng căm thù giặc rất sâu sắc.
Và rồi cũng từ chính hướng ấy, Cao Thắng đã cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu (bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người, tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng làm thủ lĩnh. Trong quá trình kháng chiến, chính sự mưa trí tài giỏi của Cao Thắng đã khiến cụ Phùng tin tưởng giao cho ông tổ chức nghĩa quân và xây dựng lực lượng. Không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự mưu lược, nhà chỉ đạo tài giỏi, Cao Thắng còn là một kỹ sư nghiên cứu quân giới thực thụ.
Đương đầu với quân Pháp – một đội quân được trang bị vũ khí hiện đại, Cao Thắng sớm nhận thức được rằng, muốn đánh thắng và thay đổi được thời vận của cuộc khởi nghĩa, ngoài lòng hy sinh dũng cảm, sự tích lũy về lương thực, lực lượng thì vũ khí cũng là một điều kiện tiên quyết. Kinh nghiệm bản thân cho thấy gươm giáo, gậy guộc… không thể chống nổi súng đồng của chúng. Do vậy bằng mọi cách ta phải chế được một khẩu súng trường kiểu Pháp.
Súng kíp (hay còn gọi là súng trường Cao Thắng), được ông chế tạo dựa trên nguyên mẫu của những khẩu súng trường 1874 của Pháp mà ông đã tịch thu được trong một lần giáp chiến với giặc.
Để chế tạo được súng, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nhất ở các làng nghề rèn, mộc là Vân Chàng, Trung Lương và Xa Lang (Hà Tĩnh).
Các bộ phận của súng từ báng, nòng, cò… đều được ông và những người thợ ngày đêm rèn theo đúng kích thước, hình mẫu. Việc sản xuất súng đều được thực h