Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết "giết sâu bọ". Trong ngày này, người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Từ sáng sớm, nông dân đã ra đồng "giết sâu bọ" theo đúng nghĩa đen của nó.
Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, Tết Đoan Ngọ đang dần mất đi nét đẹp thuần túy của nó, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ 2016, PV Báo điện tử Người Đưa Tin đến thăm gia đình ông Trần Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Nhã ở Làng Tây Mỗ. Gia đình ông Phúc tính đến nay đã định cư tại Tây Mỗ ngót nghét gần 500 năm.
Căn nhà thờ tổ của Dòng họ Trần Văn - một dòng họ lâu đời ở Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm)
Bà Nguyễn Thị Nhã (SN 1962) - vợ ông Phúc tự hào ôn lại truyền thống của một dòng họ lớn ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội): "Dòng họ nhà mình ở đây tính đến nay đã 500 từ đời là vua Lê. Cụ tổ nhà mình là công thần nên con cháu cứ lớn lên theo mảnh đất này".
Căn nhà thờ tổ của dòng họ cũng đã có tuổi đời cả trăm năm và mới được trùng tu trong thời gian gần đây. Nhân dịp Tết Đoan Ngọ, gia đình ông Phúc cũng đã chuẩn bị sắm lễ từ sáng sớm.
Từ sáng sớm, bà Nhã đã ra chợ để tận tay mua những loại hoa quả tươi ngon nhất.
Bà vẫn duy trì một số tập tục truyền thống như: trẻ con ăn bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.