Nổi bật trong giới cây cảnh, tác phẩm cây sanh cổ "Đại thế vân tùng" có tuổi thọ khoảng 75 năm tuổi thú hút sự chú ý của những người yêu cây cảnh.
Anh Phan Văn Thái ở Nam Định đã dành nhiều thời gian chăm sóc cây sanh cổ "Đại thế vân tùng" có tuổi thọ khoảng 75 năm tuổi. Mỗi khi có ai hỏi thăm về cây, anh Thái phân tích kỹ hơn về tác phẩm chục tỷ của mình, anh Thái cho biết lý do đặt tên là "Đại thế vân tùng" bởi "đại thế" là chỉ một cây cảnh có dáng to và cao lớn. Bên cạnh đó, những bông tay, tán cây được ví như những đám mây bay nên trong tên có thêm một chữ "vân". Cuối cùng, toàn thể cây sanh này có dáng đứng hiên ngang và thẳng như cây tùng cây bách nên chữ cuối cùng của tên anh đặt thêm chữ "tùng".
Mặc dù cây sanh cổ này có tên mỹ miều nhưng nhiều người nghĩ đó là cây “bể dát vàng”. Bởi tác phẩm ngự trên một chiếc bể được dát hơn 5 cây vàng 9999 với tổng giá trị thời điểm vài năm trước lên đến 185 triệu đồng.
"Trước khi cây được đưa đi triển lãm, giá trị của nó khoảng 20 tỷ đồng. Từ hôm triển lãm đến giờ cũng rất nhiều người gọi điện để hỏi và trả giá, tuy nhiên tôi vẫn chưa tìm được người muốn mua cây như mong muốn. Giá trị của cây theo thời gian sẽ còn tiếp tục tăng cao”, anh Thái nói.
Mỗi lần mang đi triển lãm cây cảnh, chủ cây nhấn mạnh, anh có thể sẽ không bán tác phẩm của mình cho người trả giá cao nhất. Bởi với anh, ngoài giá trị về kinh tế, tác phẩm "Đại thế vân tùng" còn có giá trị về thời gian và nghệ thuật. Là người sở hữu, anh coi nó như là viên ngọc báu, đứa con tinh thần của mình. Anh hy vọng có người sẽ hiểu được về cây và yêu tác phẩm của anh thật sự: “Nó như một báu vật, mình mà giao cho một người không am hiểu và biết chăm sóc thì giá trị của nó sẽ mất đi. Mấy chục năm, thậm chí cả một đời người mới có thể có được một tác phẩm như thế, tôi muốn ai sở hữu nó phải thật yêu và trân trọng nó”.
Thời gian gần đây những cây sanh thế đẹp được ngã giá tiền tỷ không phải hiếm, thậm chí có người đưa mức giá "khủng" cũng chưa chắc đã sở hữu được cây cảnh đẹp. Trước đó có cây sanh đỏ hơn 100 năm tuổi, đại gia trả tiền tỷ chủ nhân không quyết bán.
Thông tin trên Dân Việt, ông Huỳnh Thanh Tuyền ở Bình Định, chủ nhân của tác phẩm cho biết, tác phẩm sanh đỏ có tên “Nhất trụ liên chi”, bởi có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử nhưng có hệ thống tay cành quấn quýt lấy nhau, ôm sát quanh thân cây.
Khi nhìn thất cây, có người yêu quý tác phẩm này lại đặt cho cái tên mĩ miều hơn là “Đường quyền Tây Sơn”, bởi thân chính của nó trụ vững như một tư thế tấn cố định vững chãi của một võ sĩ Tây Sơn đang bị bao vây tứ phía, ông Tuyền chia sẻ.
Tác phẩm này tuy không đồ sộ về kích thước nhưng đã hội tụ được sự hài hòa của cả hai trường phái cây cảnh nghệ thuật. Đó là cây cảnh truyền thống (cây thế Việt Nam) và cây cảnh nghệ thuật đương đại (bonsai quốc tế).
Nổi bật bố cục cây có “tỉ lệ vàng”, được thể hiện qua mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân chính, độ dài mâm rễ, điểm đóng cành hợp lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt khi nhìn tứ diện, bông tay tạo ra mảng khối rất rõ ràng, có chiều sâu, là sự hợp lý giữa yếu tố không gian và thời gian...
Đường chạy thân chính dích dắc biến dạng, lá tăm săn nhỏ. Toàn thân đanh lại, thu mình khắc khổ mang dáng vẻ phong sương, mang dấu ấn thời gian. Đặc biệt, qua đôi bàn tay khéo léo, sự kiên trì của người nghệ nhân đã tạo nên tác phẩm hài hòa về bố cục. Bộ rễ vững chãi tượng trưng cho cội nguồn hưng vượng, thân thẳng đứng tượng trưng cho trượng phu quân tử ngay thẳng.
"Tiếng lành đồn xa", thời gian qua tác phẩm sanh đỏ của ông Tuyền được bạn chơi trong Nam ngoài Bắc đến thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng và đã từng có đại gia yêu cây đất Bắc trả với giá trên 1 tỷ đồng nhưng ông Tuyền vẫn quyết định chưa bán.
Trúc Chi (t/h)