Cần làm gì để chặn nguy cơ 12 triệu người không có lương hưu vào năm 2030?

Cần làm gì để chặn nguy cơ 12 triệu người không có lương hưu vào năm 2030?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 3, 05/07/2022 15:00

Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu.

Đây là khuyến nghị của chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội thảo “Nhận diện các vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển bao trùm, toàn diện, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, không bỏ ai lại phía sau” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với ILO tổ chức ngày 29/6.

Theo ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội của ILO, hiện nay, Việt Nam có 16,5 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), chỉ chiếm 33% trong tổng số lực lượng lao động hơn 50 triệu người. Trong 11,4 triệu người cao tuổi, mới chỉ có 4,3 triệu người đang được hưởng lương hưu (2,6 triệu người từ BHXH và 1,7 triệu người từ bảo trợ xã hội).

Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, vị chuyên gia này khuyến nghị: “Nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ BHXH thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai”.

Để người cao tuổi có lương hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để đông đảo người dân có thể tham gia. Các chính sách được thiết kế đa tầng, linh hoạt, nhân văn, chia sẻ giữa các nhóm đối tượng.

Cùng với đó là việc triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ giảm nghèo, tạo việc làm bền vững, giúp người dân, người lao động có việc làm, thu nhập, chủ động tham gia BHXH để được bảo vệ bởi các chính sách an sinh khi hết tuổi lao động.

Ngày 28/5 vừa qua, BHXH thông tin, hiện nay, các cơ quan BHXH chi trả chế độ hưu trí hàng tháng cho gần 2,7 triệu người với số tiền hưởng gần 14.475 tỷ đồng/tháng. Như vậy, mức hưởng lương hưu bình quân khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân của người dân năm 2021 (thu nhập bình quân của người dân năm 2021 là 4,2 triệu đồng/người/tháng). Điều đó cho thấy, lương hưu là mức thu nhập ổn định, bảo đảm đời sống cho người hưởng lương.

Để có mức lương hưu như hiện nay, những năm qua, Nhà nước đã điều chỉnh lương hưu 22 lần. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, dù tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng lương hưu vẫn được điều chỉnh với mức chung là tăng 7,4% từ ngày 1/1/2022. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế ngày càng hoàn thiện, bảo đảm đa dạng quyền lợi cho người đang tham gia và người đã nghỉ hưu.

Minh Hoa (t/h theo Thanh Niên, Hà Nội mới)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.