Cần lập tức công bố bản đồ vùng có nguy cơ sạt lở ở miền Trung

Cần lập tức công bố bản đồ vùng có nguy cơ sạt lở ở miền Trung

Lê Thị Liên

Lê Thị Liên

Thứ 3, 20/10/2020 06:53

PGS.TS Đào Trọng Tứ đề nghị các cơ quan phối hợp với các tỉnh miền Trung, tổ chức công khai càng sớm càng tốt bản đồ các vùng có nguy cơ sạt lở.

PGS.TS Đào Trọng Tứ (Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên nước và Thích nghi với Biến đổi Khí hậu, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) nói: “Trong số nhiều biện pháp khẩn trương góp phần phòng chống và hạn chế tai nạn sạt lở như vừa xảy ra ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn cấp các đơn vị nghiên cứu đã có dự án điều tra khảo sát địa chất tại các tỉnh miền Trung phối hợp với các địa phương này tổ chức công bố bản đồ hoặc đưa ra các địa điểm cảnh báo nguy cơ sạt lở. Cách công bố nhanh nhất lúc này là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở địa phương cũng như tại các địa điểm công cộng. Cùng với đó, khẩn trương tiến hành khảo sát, cập nhật các thông số sạt lở mới tại các vùng có nguy cơ cao nhất".

Ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) - cho hay, từ năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những cảnh báo về tác động của môi trường của những dự án thủy điện về bồi lắng, tác động về rừng, dòng chảy đều được chúng tôi lưu ý trong khi mà xem xét các quy hoạch. Đặc biệt, Thừa Thiên-Huế là khu vực là có rủi ro về tai biến địa chất rất là lớn, có khi lượng mưa thuộc diện lớn nhất của cả nước.

Môi trường - Cần lập tức công bố bản đồ vùng có nguy cơ sạt lở ở miền Trung

Hiện trường vụ sạt lở, lũ quét tại Trạm 67 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khiến 13 chiến sỹ, cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ngày 13/10 vừa qua. 

“Thời gian qua, chúng tôi đã kiên quyết loại khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 472 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. - Ông Quân nói - Đây là các dự án có chiếm nhiều diện tích đất hoặc có ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế, xã hội.

Nhiều nơi đã có bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt lở

Sau 8 năm triển khai, đến tháng 9/2020, dự án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai từ năm 2012 đã lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 trên 22 tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Đó là các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

Năm 2020 sẽ thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá cho 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Hiện tại đã công bố bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 15 tỉnh miền núi phía Bắc.

Các tỉnh thành còn lại, TS Trịnh Xuân Hòa - Phó Viện trưởng Viện khoa học địa chất và khoáng sản cho biết, sẽ được lập bản đồ trong năm 2021.

Hơn 100 người tử vong và mất tích do lũ

Theo số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, mưa lũ từ ngày 6/10 đến 7h sáng 19/10 đã làm 90 người chết, 34 người mất tích tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Trong đó, Quảng Trị chịu thiệt hại rất lớn về người với 41 người chết và 18 trường hợp mất tích. 

Môi trường - Cần lập tức công bố bản đồ vùng có nguy cơ sạt lở ở miền Trung (Hình 2).

Mưa lũ khiến tỉnh Quảng Trị ngập sâu trong nước.


Thừa Thiên-Huế có 27 người chết và 15 trường hợp mất tích. Trong đó, lực lượng tiếp tục triển khai đẩy nhanh tiến độ thông đường vào thủy điện Rào Trăng 3, tìm kiếm 15 công nhân còn mất tích.

Mưa lũ cũng khiến 12 tuyến quốc lộ, hơn 17 km đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Hiện đã có 924 ha lúa, 2.000 ha hoa màu bị ngập, hư hại.

Trong khi đó, lũ tại Quảng Bình tiếp tục lên. Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lúc 7 giờ ngày 19/10 vượt trên mức báo động 3 tới 2,18m, vượt lũ lịch sử 0,97m và vẫn đang dao động ở mức đỉnh. Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều phải tiếp tục vận hành xả tràn điều tiết lũ.

“Đợt mưa lũ năm nay tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là sự cố xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3, tại Quảng Trị là vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân cũng từ một phần tác động của chính con người đến thiên nhiên, đặc biệt là xây dựng các thủy điện trên các vùng núi cao phải xẻ núi, đắp đập, làm công trình phụ trợ. Chúng làm mất đi thế cân bằng mà một quả núi phải mất hàng triệu năm mới hình thành được như thế” - PGS.TS Đào Trọng Tứ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.