Cần lên án mạnh mẽ để xóa bỏ nạn chăn dắt ăn xin

Cần lên án mạnh mẽ để xóa bỏ nạn chăn dắt ăn xin

Trần Thị Huệ

Trần Thị Huệ

Thứ 7, 09/09/2017 19:30

Các đối tượng chăn dắt ăn xin bất chấp vi phạm pháp luật để lợi dụng lòng hảo tâm của người khác.

Theo ông V.T.Q. (50 tuổi, cán hộ hưu trí tại quận 10, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng ta cần lên án mạnh mẽ nạn chăn dắt và ăn xin trên địa bàn TP.HCM cũng như tại các tỉnh, TP khác. Xã hội ngày nay phát triển đã có nhiều tổ chức bảo trợ xã hội, các nhóm tình nguyện viên giúp đỡ lo lắng cho người nghèo, trẻ lang thang cơ nhỡ. Khi phát hiện các trường hợp quá khó khăn, chúng ta nên liên hệ, giúp đỡ họ gia nhập các mái ấm tình thương, tổ chức xã hội”.

Xã hội - Cần lên án mạnh mẽ để xóa bỏ nạn chăn dắt ăn xin

Người ăn xin làm ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

Nhiều người dân khác cũng đồng ý kiến với ông Q., khi giúp đỡ người ăn xin gia nhập các tổ chức xã hội, sẽ vừa đảm bảo cuộc sống bình yên cho họ vừa tránh được tình trạng họ bị lạm dụng sức lao động. Dẹp bỏ nạn ăn xin sẽ giúp bộ mặt TP đẹp hơn.

Bởi lẽ, thực tế nạn ăn xin chỉ có một bộ phận nhỏ người thực sự khó khăn, nghèo đói, tàn tật, cô đơn… Còn lại họ là những người bị lạm dụng thành “công cụ kiếm tiền” cho nhiều kẻ siêng ăn nhác làm khác, ông chủ xã hội đen.

Hơn nữa, tình trạng ăn xin xuống đường nở rộ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến văn minh đô thị, tới bộ mặt dân trí các địa phương. Đồng thời, gây hỗn loạn cả an ninh trật tự xã hội. Không ít tệ nạn xã hội, đánh nhau, mâu thuẫn do tranh dành địa bàn ăn xin, chăn dắt…

Xã hội - Cần lên án mạnh mẽ để xóa bỏ nạn chăn dắt ăn xin (Hình 2).

Những đứa trẻ mất tuổi thơ khi phải mưu sinh sớm giữa lòng đường.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Đình Dũng, đoàn Luật sư TP.HCM phân tích: “Trong Bộ luật Hình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm hình sự người có hành vi chăn dắt, ép buộc người khác đi ăn xin. Tuy nhiên, trong Nghị định 144/2013 có quy định hình thức xử phạt chính đối với người có hành vi ép buộc, chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin.

Cụ thể, người nào ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 2, Điều 20 của Nghị định 144”.

“Cũng tại khoản 3, Điều 27 của Nghị định trên, người nào ngược đãi, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi: tổ chức, ép buộc đi ăn xin sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Ngoài ra, nếu chứng minh được những người chăn dắt có hành vi đánh đập, bắt người già, trẻ em nhịn ăn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 110 Bộ luật Hình sự về tội Hành hạ người khác.

Tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”, luật sư Dũng cho biết thêm.

Luật sư Dũng cũng cho rằng, hiện nay tình trạng chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin, bán hàng rong, bán vé số... đang ngày càng phổ biến. Do đó, vị này kiến nghị cần sớm có một điều luật riêng trong Bộ luật Hình sự với tội danh: Lợi dụng người già và trẻ em để trục lợi. Khi đó, cơ quan chức năng mới có cơ sở để xử lý, ngăn chặn những người có hành vi chăn dắt, ép buộc người già và trẻ em đi ăn xin, bán vé số...

Khẳng định thông tin trong thời gian qua, TP.HCM liên tục xuất hiện tình trạng ăn xin, chăn dắt ăn xin, ông Võ Minh Hoàng, Phó trưởng phòng Bảo trợ xã hội, sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết: “Trước đây, chính quyền các cấp đã đưa ra những giải pháp để xóa bỏ các tụ điểm ăn xin trên địa bàn TP. Thành phố đã có đường dây nóng để phản ánh tình trạng chăn dắt ăn xin và người đi ăn xin.

Tuy nhiên, người ăn xin gần đây bắt đầu xuất hiện và tăng dần tại các quận, huyện ngoại thành. Phần lớn những người này là người dân ở các tỉnh, thành phố khác (người dân TP. đi ăn xin chiếm tỉ lệ khoảng 14%)”.

“Tình trạng người xin ăn giả dạng (bệnh, bán vé số, tăm bông,...), lợi dụng trẻ em để xin ăn, giả thầy tu đi khất thực, nạn chăn dắt ngày càng tăng dẫn đến khó khăn trong việc xử lý. Do vậy, ngoài việc tiếp tục duy trì các đường dây nóng, tăng cường rà soát địa bàn, Sở cũng đề xuất tập trung vào các chính sách hỗ trợ người ăn xin, sinh sống nơi công cộng khi hồi gia để giảm tình trạng tái xin ăn.

Thông thường người ăn xin, lang thang không có nghề nghiệp, không có nơi cư trú. Do đó, khi những người này được giải quyết hồi gia, hội nhập cộng đồng rất dễ tái ăn xin”, ông Võ Minh Hoàng nhấn mạnh biện pháp xử lý tình trạng ăn xin.

Huệ Trần

Xem thêm >>>

Phát hiện người lạ, "trùm" chăn dắt ăn xin cử đồng bọn chặn đường

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.